Ông lớn ngành xây dựng muốn tăng lợi nhuận 1.000%

Thanh Giang |

Kế hoạch kinh doanh của các ông lớp ngành xây dựng trong năm 2023 cho thấy, nếu như Coteccons kỳ vọng lãi sau thuế tăng tới hơn 1.000%, Newtecons cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 10%, Vinaconex lại dự kiến lợi nhuận sẽ giảm 8% trong lúc.

Thận trọng với kế hoạch đặt ra

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons, mã chứng khoán CTD) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023, trong đó đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 16.249 tỉ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 233 tỉ đồng, tăng 1.010% so với kết quả thu về năm vừa qua.

Kết thúc năm 2022, Coteccons ghi nhận doanh thu đạt 14.537 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 21 tỉ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu và vừa đủ vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Trong khi đó, đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons, sau khi ghi nhận doanh thu vượt mốc 11.000 tỉ đồng năm 2022, tại lễ ký kết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 hồi đầu tháng 1, Ban điều hành công ty nhận định, nếu thị trường có những chuyển biến tích cực, Newtecons vẫn hướng đến mục tiêu tăng trưởng hơn 10% so với năm trước.

Lãnh đạo Newtecons cũng cho biết doanh thu năm ngoái của công ty vượt mốc 11.000 tỉ đồng, cao hơn so với con số công bố trước đó là 10.000 tỉ. Như vậy, kế hoạch doanh thu năm 2023 của Newtecons kỳ vọng đạt trên 12.100 tỉ đồng.

Trong tài liệu ĐHCĐ năm 2023 vừa công bố, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán HOSE: VCG) kỳ vọng doanh thu hợp nhất chạm ngưỡng 16.340 tỉ đồng, tăng 170% so với năm 2022 nhưng lãi ròng chỉ đặt ở mức 860 tỉ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2022.

Trước đó, trong năm 2022, Vinaconex cũng không hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Cụ thể, theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2022, Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu là 15.300 tỉ đồng, thế nhưng chỉ đạt được 9.576 tỉ đồng, tương ứng hoàn thành 63%. Trong khi đó, doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận trong năm 2022 là 1.400 tỉ đồng, tuy nhiên lãi ròng đưa về chỉ đạt 931 tỉ đồng, tương ứng hoàn thành 66%.

Rủi ro thâm hụt dòng tiền

Mới đây, theo khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), nhiều doanh nghiệp xây dựng khá thận trọng đối với triển vọng kinh doanh năm nay. Theo nhận định của lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành, năm 2023 vẫn là một năm hết sức khó khăn đối với các nhà thầu bởi họ đang phải chịu sức ép tài chính rất lớn.

Ảnh: Chụp màn hình.
Ảnh: Chụp màn hình.

Xét trong chuỗi giá trị ngành, khi thực hiện thi công, các nhà thầu xây dựng sẽ được nhận dòng tiền từ chủ đầu tư dự án, bao gồm: Tiền tạm ứng cho nhà thầu trước khi bắt đầu thi công dự án và tiền thanh toán theo tiến độ công trình dựa trên kết quả nghiệm thu khối lượng đã hoàn thành.

Tuy vậy trên thực tế các tổng thầu xây dựng thường đối mặt với rủi ro thâm hụt dòng tiền và phải dựa vào nguồn vốn tín dụng cho việc thi công dự án do ba nguyên nhân. Một là, các chi phí xây dựng thường phải thanh toán khá sớm. Hai là, dòng tiền thanh toán từ chủ đầu tư thường chậm. Ba là các nhà thầu phụ/đội thi công thường có quy mô bé và khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, do đó đẩy áp lực thâm hụt dòng tiền và vay nợ về các tổng thầu.

Theo Vietnam Report, tại thời điểm khảo sát tháng 2.2023, đánh giá về khả năng tiếp cận vốn, gần 50% số doanh nghiệp xây dựng cho rằng sẽ khó khăn hơn so với năm trước song tỉ lệ này đã giảm đi so với kết quả khảo sát cách đây một năm.

Ảnh: chụp màn hình.
Ảnh: Chụp màn hình.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra rằng tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại về tác động của suy thoái kinh tế và tiến trình cấp phép, phê duyệt dự án chậm hơn trước đây tiếp tục gia tăng trong 12-18 tháng tới. Trong khi đó, những khó khăn liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, lạm phát và tâm lý thận trọng trong hoạt động đầu tư do tác động của đại dịch sẽ giảm dần mức độ ảnh hưởng.

2/3 doanh nghiệp cũng cho rằng xây dựng năng lượng và tiện ích chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt so với năm trước nên tình hình xây dựng nhà ở và xây dựng thương mại được dự báo không mấy tích cực khi nhu cầu xây dựng ở phân khúc này chưa cải thiện và áp lực cạnh tranh tăng cao.

Thanh Giang
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ngành xây dựng cũng lao đao

Gia Miêu |

Trước tình hình ngành bất động sản đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng cũng đang đối mặt bài toán kinh doanh ảm đạm, doanh thu dự báo sụt giảm mạnh.

Tổ chức Đại hội điểm công đoàn cơ sở ngành Xây dựng tại Thái Bình

Bá Mạnh |

Thái Bình - Ngày 15.2, tại Trường Trung cấp Nghề giao thông vận tải Thái Bình tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là đơn vị được công đoàn ngành Xây dựng Thái Bình lựa chọn làm điểm tổ chức đại hội cấp cơ sở.

Thu nhập bình quân của lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021

Bảo Hân |

Thu nhập bình quân của người lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021; tình trạng nợ lương, nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội giảm cả về số đơn vị và số tiền so với năm 2021.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Doanh nghiệp ngành xây dựng cũng lao đao

Gia Miêu |

Trước tình hình ngành bất động sản đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng cũng đang đối mặt bài toán kinh doanh ảm đạm, doanh thu dự báo sụt giảm mạnh.

Tổ chức Đại hội điểm công đoàn cơ sở ngành Xây dựng tại Thái Bình

Bá Mạnh |

Thái Bình - Ngày 15.2, tại Trường Trung cấp Nghề giao thông vận tải Thái Bình tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là đơn vị được công đoàn ngành Xây dựng Thái Bình lựa chọn làm điểm tổ chức đại hội cấp cơ sở.

Thu nhập bình quân của lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021

Bảo Hân |

Thu nhập bình quân của người lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021; tình trạng nợ lương, nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội giảm cả về số đơn vị và số tiền so với năm 2021.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.