Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch xây dựng với diện tích gần 1.488ha, tại 2 xã Phú Long và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 7.368 tỉ đồng, trong đó, vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỉ đồng (71,2%) và vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 2.121 tỉ đồng (28,8%). Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác chậm nhất là cuối năm 2025.

 
Ban Quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã hoàn thiện xong. Ảnh: Diệu Anh

Dự án được triển khai nhằm bảo tồn các loài động vật quý hiếm, với quy mô bao gồm 6 phân khu chính: Phân khu động vật hoang dã; Phân khu chăm sóc - nghiên cứu và phát triển; Phân khu Trung tâm dịch vụ; Phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề; Phân khu cây xanh sinh thái; Phân khu tái định cư và nhà công vụ.

Dự án được đầu tư xây dựng không chỉ mang giá trị về nghiên cứu, bảo tồn, mà còn góp phần đa dạng sản phẩm du lịch, nâng tầm về du lịch của Ninh Bình, tạo sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay dự án này mới chỉ thi công xong khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục tuyến đường kết nối. Nhiều hạng mục khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước tạm, hệ thống đường nội bộ, hàng rào hổ, hồ cảnh quan... đang thi công dở dang.

Ông Tô Văn Vượng, Giám đốc Ban Quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình) cho biết: Vướng mắc lớn nhất hiện nay trong việc triển khai dự án là công tác giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ giao đất. Bên cạnh đó, việc triển khai dự án cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.

"Từ năm 2017 đến nay, dự án không được Nhà nước cấp vốn nên phải tạm dừng thi công" - ông Vượng cho hay.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Cao Các, Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho biết: Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ giao đất cho dự án đang bị chậm tiến độ do có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, bản đồ địa chính xã Kỳ Phú mới được đo đạc hiện trạng sử dụng đất chưa được cắt pháp lý theo đúng chủ sử dụng, do đó hiện nay có sự sai lệch về loại đất, chủ sử dụng đất dẫn đến sai lệch các chỉ tiêu sử dụng đất đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

"Với ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chúng tôi quyết tâm hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ giao đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định để trình cấp có thẩm quyền giao đất cho dự án theo quy định ngay trong tháng 4.2023 này" - ông Các khẳng định.

 
Trung tâm bảo tồn gấu Ninh Bình (thuộc Dự án Công viên đông vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình) đã hoàn thành xong giai đoạn I và đưa vào khai thác. Ảnh: Diệu Anh

Liên quan đến việc triển khai, thực hiện Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình, mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình khẩn trương xây dựng cụ thể kế hoạch các công việc và thực hiện các thủ tục lập điều chỉnh đề án Công viên động vật hoang dã, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của Chương trình công tác năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, triển khai lập các quy hoạch có liên quan đến Dự án Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, gây lãng phí

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau khi sáp nhập hoặc chuyển trụ sở mới, nhiều trụ sở làm việc cũ của các cơ quan Nhà nước, bệnh viện công tại Ninh Bình rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí.

Di tích lịch sử quốc gia núi Cánh Diều bị bỏ hoang giữa thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh BìnhNúi Cánh Diều (tại thành phố Ninh Bình) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962, trải qua nhiều thăng trầm, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thời gian, nhưng không được quan tâm, đầu tư tu bổ, hiện nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Phố đi bộ Ninh Bình bị bỏ hoang, xuống cấp sau gần 5 năm đi vào hoạt động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Phố đi bộ tại trung tâm thành phố Ninh Bình được xem là điểm nhấn của không gian đô thị về đêm với các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí... Tuy nhiên, sau gần 5 năm đi vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình đang rơi vào tình trạng "chết yểu".

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Ninh Bình: Hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, gây lãng phí

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau khi sáp nhập hoặc chuyển trụ sở mới, nhiều trụ sở làm việc cũ của các cơ quan Nhà nước, bệnh viện công tại Ninh Bình rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí.

Di tích lịch sử quốc gia núi Cánh Diều bị bỏ hoang giữa thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh BìnhNúi Cánh Diều (tại thành phố Ninh Bình) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962, trải qua nhiều thăng trầm, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thời gian, nhưng không được quan tâm, đầu tư tu bổ, hiện nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Phố đi bộ Ninh Bình bị bỏ hoang, xuống cấp sau gần 5 năm đi vào hoạt động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Phố đi bộ tại trung tâm thành phố Ninh Bình được xem là điểm nhấn của không gian đô thị về đêm với các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí... Tuy nhiên, sau gần 5 năm đi vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình đang rơi vào tình trạng "chết yểu".