Nhộn nhịp chợ cát Campuchia ở thượng nguồn sông Tiền

Thành Nhân |

Chỉ một đoạn trên sông Tiền với chiều dài khoảng 300m nhưng có khoảng 60 chiếc sà lan, xáng cạp neo đậu đã biến nơi đây trở thành "chợ" hoạt động mua bán cát vàng được vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam.

Nhộn nhịp chợ cát

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, chỉ một đoạn dài khoảng 300m nơi thượng nguồn sông Tiền thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) giáp ranh với Vương quốc Campuchia, nhưng có khoảng 60 chiếc sà lan, xáng cạp mang biển kiểm soát nhiều tỉnh, thành Nam Bộ neo đậu tại đây để chờ sang cát từ Campuchia về.

Hằng giờ, từ phía bên kia biên giới, những chiếc sà lan chở cát vàng từ phía nước bạn Campuchia di chuyển xuôi dòng sông Mê Kông vào địa phận Việt Nam.

Sau khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, những chiếc sà lan chở cát vàng Campuchia di chuyển neo đậu trên sông Tiền tại khu vực xã Vĩnh Xương để thực hiện hoạt động mua bán cát. Sau khi sang hàng, các sà lan Việt Nam chở cát vàng đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành ĐBSCL hoặc đưa lên TPHCM để phục vụ các công trình giao thông, xây dựng nhà ở,...

Trong vai người đi mua cát, PV Báo Lao Động dò hỏi những người ở đây được biết, cát vàng tại đây bán với giá dao động từ khoảng 170.000 đến 280.000 đồng/m3, tùy theo kích thước của cát.

Các xáng cạp múc cát từ sà lan Campuchia sang sà lan Việt Nam. Ảnh: Th.N
Các xáng cạp múc cát từ sà lan Campuchia sang sà lan Việt Nam. Ảnh: Th.N

Là quản lý 3 chiếc xáng cạp của một doanh nghiệp múc cát từ Campuchia sang sà lan Việt Nam, anh B.V.H cho biết, anh từ Hải Phòng vào đây được hơn 2 năm. Sau khi khách hàng thỏa thuận xong giá cả sẽ thuê xáng cạp múc cát sang các sà lan. Giá sang mỗi khối cát tùy theo thỏa thuận với khách hàng, nhưng ở đây, ngay cả tiền công giờ cũng phải cạnh tranh mới có khách.

“Vì cát vàng ở các mỏ cát trên sông Tiền, sông Hậu tại ĐBSCL còn rất hạn chế. Khan hiếm nên các doanh nghiệp phải đổ xô mua cát vàng từ Campuchia nhập về Việt Nam để bán, phục vụ cho các công trình, dự án xây dựng trong nước”, anh H thông tin thêm.

Theo anh H, mỗi ngày lượng cát do các sà lan từ phía nước bạn đưa về Việt Nam rất nhiều biến một đoạn sông Tiền chỉ khoảng 300m trở nên nhộn nhịp khi thường xuyên có khoảng 60 chiếc sà lan, xáng cáp neo đậu để sang cát.

Ngày càng khan hiếm

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, những năm gần đây, trữ lượng khoáng sản (trầm tích cát sông) trên sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm dần. Các khu mỏ được cấp giấy phép khai thác đến nay trữ lượng còn lại rất ít và thực tế một số giấy phép (mỏ cát) đã hết trữ lượng. Nguồn cung cấp cát ngày càng không đáp ứng đủ nhu cầu cho việc san lắp, xây dựng các công trình, dự án giao thông, nhà ở,... đặc biệt là cát vàng (loại cát để phục vụ cho việc xây dựng) càng khan hiếm.

Đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Cục Hải quan tỉnh An Giang) thông tin thêm, đến nay, đã có 11 doanh nghiệp nhập khẩu cát qua đường cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Số lượng cát vàng từ Campuchia nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ cao hơn nhiều.

“Nhu cầu cát xây dựng mỗi năm càng nhiều, do đó số lượng cát vàng từ Campuchia nhập về Việt Nam thông quan qua Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cũng tăng so với mỗi năm”, đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cho hay.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2022 - 2025, nhu cầu cát của tỉnh sẽ rất lớn, bao gồm nhu cầu sử dụng cát cho các công trình sử dụng vốn đầu tư công; nhu cầu sử dụng của người dân; nhu cầu của các dự án đầu tư tư nhân quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phần lớn nhu cầu cát phục vụ cho công trình sử dụng vốn đầu tư công.

Cụ thể, năm 2022 nhu cầu cát sẽ là 13,41 triệu m3, năm 2023 nhu cầu cát là 14,78 triệu m3, năm 2024  nhu cầu cát sẽ là 10,4 triệu m3, năm 2025 nhu cầu cát sẽ là 4,6 triệu m3.

Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1. Ảnh: Châu Anh
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 sẽ khởi công trong thời gian tới, trong khi đó trữ lượng nguồn cát ở ĐBSCL đang thiếu trầm trọng. Ảnh: Châu Anh

Liên quan đến dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sắp triển khai thi công, các tỉnh, thành như: Đồng Tháp, Sóc Trăng và Cần Thơ kiến nghị Trung ương chỉ đạo chia sẻ nguồn cát, công bố các mỏ cát và giá cát. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHCN sớm chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng đẩy nhanh nghiên cứu vật liệu khác thay thế cát nước ngọt để sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp. Đồng thời, rà soát, giảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu san lấp, nhằm giảm áp lực phải cung cấp cát nước ngọt.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL thiếu trầm trọng nguồn cát cho các dự án trọng điểm

Thành Nhân |

Trong những năm gần đây, các Quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện, cùng với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho lượng nước từ phía thượng nguồn sông Mê Kông chảy về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm. 

Cho phép dùng cát biển để đắp nền đường

Đặng Tiến |

Bộ GTVT đã thống nhất đề xuất của Ban QLDA Mỹ Thuận thí điểm dùng cát biển để đắp nền đường. Việc dùng cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ bổ sung cho nguồn cát sông đang bị thiếu hụt ở khu vực ĐBSCL và được xem là giải pháp thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm tại đây.

Cận cảnh thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sau cảnh báo của Bộ GTVT

Thành Nhân |

Vĩnh Long - Đến ngày 10.10, Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tổng giá trị thực hiện đạt 49% giá trị hợp đồng, chậm 1,4% so với kế hoạch, dự kiến dự án phải hoàn thành trước ngày 30.4.2023. Trước tình hình thi công chậm tiến độ và chưa có chuyển biến, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã ban hành 6 văn bản gửi cảnh báo đến 6 nhà thầu thi công dự án này.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

ĐBSCL thiếu trầm trọng nguồn cát cho các dự án trọng điểm

Thành Nhân |

Trong những năm gần đây, các Quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện, cùng với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho lượng nước từ phía thượng nguồn sông Mê Kông chảy về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm. 

Cho phép dùng cát biển để đắp nền đường

Đặng Tiến |

Bộ GTVT đã thống nhất đề xuất của Ban QLDA Mỹ Thuận thí điểm dùng cát biển để đắp nền đường. Việc dùng cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ bổ sung cho nguồn cát sông đang bị thiếu hụt ở khu vực ĐBSCL và được xem là giải pháp thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm tại đây.

Cận cảnh thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sau cảnh báo của Bộ GTVT

Thành Nhân |

Vĩnh Long - Đến ngày 10.10, Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tổng giá trị thực hiện đạt 49% giá trị hợp đồng, chậm 1,4% so với kế hoạch, dự kiến dự án phải hoàn thành trước ngày 30.4.2023. Trước tình hình thi công chậm tiến độ và chưa có chuyển biến, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã ban hành 6 văn bản gửi cảnh báo đến 6 nhà thầu thi công dự án này.