Nhiều bất cập sau sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Sau sắp xếp, đổi mới, tình trạng người lao động nghỉ việc ở các công ty lâm nghiệp ngày một nhiều, nên nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đang bị lung lay dữ dội. Nguyên nhân là do mô hình còn bộc lộ nhiều bất cập, không được bố trí đủ nguồn vốn để hoạt động, sản xuất kinh doanh bị trì trệ, bộ máy làm việc thiếu hiệu quả...

Thiếu vốn, bộ máy cồng kềnh

Công ty lâm nghiệp Krông Bông, ở tỉnh Đắk Lắk đang quản lý, bảo vệ hơn 21.000ha rừng và đất rừng. Sau khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp, tổng nguồn thu của đơn vị chỉ có 6,5 tỉ đồng từ tiền dịch vụ chi trả môi trường rừng.

"Đơn vị đã sử dụng 800 triệu đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân. Với 5,7 tỉ đồng còn lại thì công ty trả lương cho 60 cán bộ, công nhân viên và đóng Bảo hiểm xã hội hết 5,1 tỉ đồng. Như vậy, công ty chỉ còn khoảng 700 triệu đồng sử dụng cho nhiều hoạt động như chi thường xuyên, văn phòng phẩm, xăng xe, thuế môn bài..." - ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty lâm nghiệp Krông Bông cho biết.

Theo ông Tuấn, sau khi sắp xếp, đổi mới công ty chưa được bố trí khoảng 25 tỉ đồng vốn điều lệ như đề án thành lập để xây dựng vườn ươm cây giống trồng rừng, xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng... Do không có vốn nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty khá èo uột, chỉ trông chờ vào tiền dịch vụ môi trường rừng để cầm cự, duy trì hoạt động trả lương cho người lao động.

Ngoài việc không được bố trí đủ vốn điều lệ để sản xuất, kinh doanh, các công ty lâm nghiệp được cho là đang gánh thêm bộ máy cồng kềnh. Tìm hiểu thực tế ở nhiều đơn vị cho thấy, trung bình các công ty có từ 40-60 người với tổng kinh phí hàng năm khoảng 10 tỷ đồng chủ yếu sử dụng vào việc chi trả tiền lương.

Phần lớn các công ty lâm nghiệp đồng quan điểm cho rằng, doanh nghiệp chỉ hoạt động đơn thuần là quản lý, bảo vệ rừng nếu có sản xuất, kinh doanh cũng chỉ có ở mức siêu nhỏ.

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn thì bộ máy làm việc ở các công ty lâm nghiệp tỏ ra quá cồng kềnh. Nhất là vị trí kiểm soát viên được xem là "gánh nặng" vì chuyện lương thưởng khá lớn. Mặt khác, chủ tịch công ty là chức danh có vị trí cao nhất trong các công ty lâm nghiệp nên được hưởng lương, các chế độ "hậu hĩnh" nhất.

Danh sách người lao động nghỉ việc ở các công ty lâm nghiệp ngày một dài hơn. Ảnh: Phan Tuấn
Hoạt động sản xuất èo uột, lương bỏng thấp nên danh sách người lao động nghỉ việc ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên ngày một dài hơn. Ảnh: Phan Tuấn

"Điều đáng nói, nguồn trả lương là từ kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty lâm nghiệp này đều âm vì thiếu vốn hoạt động" - ông Trần Anh Sơn - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Wing cho biết.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Nhà nước mở cho công ty lâm nghiệp cơ chế mới, cho quyền như các doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Mặc dù được trao nhiều quyền nhưng các đơn vị này đang thiếu về nguồn lực, kinh phí và đội ngũ quản trị. Khi chuyển sang mô hình mới nhiều công ty không có vốn hoạt động mà còn nợ tiền thuế đất.

"Bộ máy quản trị cũng bất hợp lý, doanh nghiệp phải có chủ tịch hội đồng quản lý, giám đốc, kiểm soát viên… làm dôi dư ra vị trí chủ tịch hội đồng và kiểm soát viên. Bởi vì, các công ty lâm nghiệp hiện nay cũng chỉ hoạt động công ích mà thôi, còn mảng sản xuất, kinh doanh chưa lớn, chưa nhiều, nên chưa cần thiết. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ rừng đang khó khăn thì lại thiếu thiếu hụt nguồn nhân lực" - ông Dương khẳng định.

Người lao động nghỉ việc

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Luật Lâm nghiệp và Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị nêu rõ rừng tự nhiên (rừng sản xuất) trong giai đoạn không khai thác, sử dụng thì Nhà nước có trách nhiệm đầu tư kinh phí, hoặc đặt hàng cho các công ty lâm nghiệp quản lý, bảo vệ rừng.

Thế nhưng, kinh phí cấp cho các công ty lâm nghiệp quản lý, bảo vệ rừng đã tăng lên 300 ngàn đồng/ha/năm nhưng thực tế chưa đáp ứng được 30% so với nhu cầu. Vì vậy, các công ty khó giữ chân người lao động gắn bó với mình.

Sau sắp xếp, đổi mới, các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên chưa được bố trí đủ nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Phan Tuấn
Sau sắp xếp, đổi mới, các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên chưa được bố trí đủ nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Phan Tuấn

Điển hình nhất phải kể đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (Đắk Lắk), vài năm qua, người lao động xin nghỉ việc ngày một nhiều, với gần 30 người rời bỏ công ty.

"Áp lực công việc cao, người lao động phải làm việc 24/24h, thường xuyên đối mặt với nguy hiểm ở nơi rừng thiêng nước độc, nhưng lương thì rất thấp. Có những người đã làm việc 16 năm nay, mặc dù đã tham gia đóng Bảo hiểm xã hội nhiều năm nhưng do quá khổ cực, họ phải nghỉ việc giữa chừng, không thể cống hiến thêm được nữa. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng đang ngày càng gặp nhiều khó khăn” - ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Krông Bông buồn bã.

Không chỉ có người lao động nghỉ việc, mà các công ty làm nhiệm đang phải "gánh" nhiều khoản thuế. "Hoạt động kinh doanh chẳng có gì, đơn vị chủ yếu làm nhiệm vụ công ích giữ rừng. Nguồn thu chưa đủ trả lương cho người lao động nhưng hàng năm công ty vẫn phải đóng nộp ngân sách trên 150 triệu đồng thuế giá trị gia tăng, tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp" - ông Phan Bá Nhã, Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Đại Thành (Đắk Nông) chia sẻ.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Nốt trầm ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Toàn Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12.3.2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 (ngày 27.12.2014) của Chính phủ. Mặc dù được giao nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… nhưng sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp (phần lớn ở Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc diện này đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh sa lầy, bết bát.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.

Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk làm dự án: Hệ luỵ khó lường với sinh thái và người dân

BẢO TRUNG |

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Đây là vụ việc nghiêm trọng. Liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng, thời gian qua, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp với số lượng lớn để triển khai một số dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk đã gây suy giảm đáng kể một diện tích đất rừng. Trong khi đó, diện tích đất trồng rừng thay thế chỉ tăng ở mức thấp đã gây ra nhiều hệ luỵ khó lường...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nốt trầm ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Toàn Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12.3.2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 (ngày 27.12.2014) của Chính phủ. Mặc dù được giao nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… nhưng sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp (phần lớn ở Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc diện này đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh sa lầy, bết bát.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.

Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk làm dự án: Hệ luỵ khó lường với sinh thái và người dân

BẢO TRUNG |

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Đây là vụ việc nghiêm trọng. Liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng, thời gian qua, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp với số lượng lớn để triển khai một số dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk đã gây suy giảm đáng kể một diện tích đất rừng. Trong khi đó, diện tích đất trồng rừng thay thế chỉ tăng ở mức thấp đã gây ra nhiều hệ luỵ khó lường...