Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk làm dự án: Hệ luỵ khó lường với sinh thái và người dân

BẢO TRUNG |

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Đây là vụ việc nghiêm trọng. Liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng, thời gian qua, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp với số lượng lớn để triển khai một số dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk đã gây suy giảm đáng kể một diện tích đất rừng. Trong khi đó, diện tích đất trồng rừng thay thế chỉ tăng ở mức thấp đã gây ra nhiều hệ luỵ khó lường...

Diện tích rừng tiếp tục bị suy giảm

Thống kê của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk: Tỉnh đang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp (rừng tự nhiên, đất rừng trồng...) trên 735.000ha. Trong đó, rừng phòng hộ 80.000ha, rừng đặc dụng 228.000ha và rừng sản xuất vào khoảng 370.000ha. Hiện, địa phương đang có khoảng 220.000ha đất chưa có rừng. Trong đó, có khoảng 170.000ha quy hoạch đất rừng sản xuất để phát triển rừng theo hướng thâm canh có kết hợp sản xuất nông nghiệp; khoảng 200.000ha rừng sản xuất (72.000ha rừng nghèo, nghèo kiệt... cần thu hút đầu tư, thực hiện giải pháp cải tạo làm giàu rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp)...

Theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam (Tropenbos Việt Nam): Do những nguyên nhân khác nhau, trong 15 năm qua, có 186.721ha diện tích đất có rừng tự nhiên ở Đắk Lắk đã được chuyển mục đích sử dụng. Điều này khiến độ che phủ rừng của Đắk Lắk hiện chỉ còn 38,2%, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Rừng bị mất chủ yếu chuyển sang đất nông nghiệp, một phần diện tích chuyển sang đất chuyên dùng xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi và công trình hạ tầng công nghiệp khác. Một số ít chuyển sang đất ở do quá trình đô thị hóa.

Mặc dù có một số diện tích rừng trồng mới đã được trồng bổ sung, nhưng vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đều suy giảm diện tích rừng tự nhiên trong 15 năm qua. Hiện, diện tích đất lâm nghiệp có rừng vẫn đang trong quá trình suy giảm. Số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy từ năm 2005 đến 2020, diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng giảm 86.656ha (bình quân khoảng 5.700ha/năm). Tình trạng suy thoái rừng, mất rừng ở đây do khai thác gỗ, lấy đất sản xuất, nhất là do chuyển mục đích sử dụng đã và đang làm diện tích lẫn chất lượng rừng suy giảm theo từng năm.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cũng thừa nhận: "Đúng là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp để làm các dự án trong những năm qua đã làm suy giảm diện tích rừng ở địa phương. Tuy nhiên, xét trên điều kiện thực tế, nhiều khu vực đất đai không quá rộng rãi, nên tại các dự án tỉnh buộc phải cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới có thể triển khai nhưng tất cả vì cái chung nhằm hướng đến những vấn đề lớn hơn. Ngoài ra, nguồn lực để trồng lẫn cải thiện, nâng cao chất lượng quản lý bảo vệ rừng vẫn đang còn thiếu thốn, hạn chế".

Ảnh hưởng đến môi trường lẫn sinh kế của người dân

Đại diện Tropenbos Việt Nam cho hay: Tài nguyên rừng và đất rừng ở đây không những là nguồn lực sinh kế của người dân, mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp làm cho diện tích rừng và đất lâm nghiệp suy giảm, gây nên mâu thuẫn trong quản lý sử dụng đất; tình hình quản lý sử dụng đất phức tạp, hiện trạng môi trường xấu hơn, thúc đẩy di dân tự do và những hệ lụy khác...

Tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp còn làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt là tại khu vực vùng lưu vực Sêrêpốk ở tỉnh Đắk Lắk. Thời gian qua, do suy giảm diện tích rừng (chuyển đổi mục đích sử dụng đất...) nhiều người dân ở tỉnh Đắk Lắk đã chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyên, giảng viên khoa Nông Lâm Nghiệp (Trường Đại học Tây Nguyên) đánh giá rằng: "Qua nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng việc suy giảm diện tích rừng ở Đắk Lắk đã ảnh hưởng rất nhiều đến khí hậu của khu vực, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra, sinh kế của một bộ người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Lấy ví dụ, tại khu vực lưu vực sông Sêrêpốk (đoạn qua tỉnh Đắk Lắk) nhiều năm qua đã suy giảm một lượng lớn diện tích rừng do việc chuyển đổi sử dụng đất, con người chặt phá bừa bãi... dẫn đến việc dòng chảy của sông khoảng 20 năm qua bị tác động một cách tiêu cực, không còn được như trước. Đặc biệt, một bộ phận người dân nơi đây sống dựa vào rừng như hái thảo dược, hái lượm củi khô... bị ảnh hưởng, sụt giảm thu nhập do một lượng lớn diện tích bị thu hẹp lại buộc phải đi tìm kiếm công việc khác. Không chỉ riêng khu vực này, nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng cùng chung "số phận" một khi rừng bị suy giảm".

Ông Trần Phú Hùng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk - cho hay, khi địa phương chuyển đổi đất lâm nghiệp để triển khai các dự án phục vụ mục đích an sinh xã hội, chính quyền các cấp phải nghiên cứu bố trí tái định cư ổn thỏa cho bà con. Ngoài ra, việc bố trí đất canh tác, đảm bảo sinh kế cho người dân cũng là ưu tiên bắt buộc. Ví dụ như tại khu tái định cư số 2 (thuộc dự án Thủy lợi Krông Pách thượng), chủ đầu tư đã được tỉnh cho phép chuyển đổi gần 50ha rừng trồng cây cao su để bố trí tái định cư cho người dân xã Cư San (huyện M'Đrắk). Tại đây, người dân sẽ sinh sống ổn định với điện nước, trường, học đầy đủ... và cũng có đất canh tác.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Vì sao nhiều hộ dân bị thu hồi đất lâm nghiệp không được bồi thường?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – UBND huyện Thanh Chương lên tiếng giải thích lý do thu hồi hàng chục ha đất lâm nghiệp của người dân để bàn giao cho đơn vị khác sử dụng nhưng không giải quyết bồi thường.

Đắk Lắk cần điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp, cơ cấu lại các loại rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tropenbos Việt Nam đề xuất chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, cơ cấu 3 loại rừng nhằm tránh tình trạng lấn chiếm, chồng lấn gây trở ngại cho công tác quản lý, sử dụng rừng.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Vì sao nhiều hộ dân bị thu hồi đất lâm nghiệp không được bồi thường?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – UBND huyện Thanh Chương lên tiếng giải thích lý do thu hồi hàng chục ha đất lâm nghiệp của người dân để bàn giao cho đơn vị khác sử dụng nhưng không giải quyết bồi thường.

Đắk Lắk cần điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp, cơ cấu lại các loại rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tropenbos Việt Nam đề xuất chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, cơ cấu 3 loại rừng nhằm tránh tình trạng lấn chiếm, chồng lấn gây trở ngại cho công tác quản lý, sử dụng rừng.