Nốt trầm ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Toàn Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12.3.2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 (ngày 27.12.2014) của Chính phủ. Mặc dù được giao nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… nhưng sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp (phần lớn ở Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc diện này đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh sa lầy, bết bát.

Công ty hai thành viên giậm chân tại chỗ

Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (Đắk Lắk) có 2 thành viên góp vốn, với 40 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, tư nhân góp vốn điều lệ 66%, Nhà nước 34%. Mặc dù có đơn vị thứ 2 góp vốn nhưng thực tế chưa đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Ông Dương Văn Sơn, Chủ tịch Công ty TNHH Buôn Ja Wầm cho biết, từ khi có sự tham gia của thành viên thứ 2, bên nắm giữ cổ phần lớn nhất đã trình phương án như chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, kinh doanh dưới tán rừng... để phát triển kinh tế.

Mặc dù có nguồn vốn đất đai lớn, không bị tranh chấp với người dân nhưng công ty chưa triển khai được dự án kinh tế nào. So với thời còn lâm trường thì nguồn thu của đơn vị đã giảm sút mạnh, chỉ còn khoảng 2 tỉ đồng/năm từ một ít vườn cà phê và tiền ngân sách cấp giữ rừng được Nhà nước chi trả hàng năm.

Từ khi có thành viên thứ 2 góp vốn thì lương của cán bộ, công nhân, viên chức được chi trả kịp thời. Thế nhưng, việc tăng lương theo hệ số Nhà nước quy định thì vẫn chưa thực hiện được.

Hiện nay, mức thu nhập của Tổng Giám đốc công ty khoảng 10 triệu đồng/tháng, Giám đốc lâm trường khoảng 7 triệu/tháng, công nhân khoảng 4,5 triệu - 5 triệu/tháng, thực sự còn quá thấp, chưa bảo đảm đời sống của người lao động.

Từ khi chuyển sang mô hình công ty 2 thành viên, Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa có hoạt động kinh tế gì nổi bật, kho xưởng từ thời lâm trường hư hỏng, xuống cấp, bỏ hoang phế. Ảnh: DN
Từ khi chuyển sang mô hình công ty 2 thành viên, Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa có hoạt động kinh tế gì nổi bật, kho xưởng từ thời lâm trường hư hỏng, xuống cấp, bỏ hoang phế. Ảnh: DN

Theo ông Sơn, thành viên thứ 2 đang sử dụng tiền túi để trang trải, bù lỗ cho các hoạt động của công ty như đóng thuế doanh nghiệp, chi phí hoạt động bộ máy...

"Như vậy, việc thành viên thứ 2 bỏ tiền túi để trả lương cho nhân viên, nộp thuế cho doanh nghiệp không phải là sự phát triển bền vững. Bởi doanh nghiệp chỉ phát triển bền vững khi tổ chức được hoạt động sản xuất, tự nuôi mình” - ông Sơn khẳng định.

Bên cạnh đó, từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên, đơn vị vẫn vướng nhiều về cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng đất rừng.

Công ty một thành viên "tuột dốc"

Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Đại Thành, ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) từng là “cánh chim đầu đàn” thời kỳ lâm trường. Hiện nay, mặc dù đang quản lý hơn 18.000ha rừng và đất rừng, với 46 cán bộ, công nhân viên, nhưng đơn vị vẫn đang trông nhờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước để cầm cự, trả lương cho người lao động.

Theo ông Phan Bá Nhã, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Đại Thành, từ năm 2016, doanh nghiệp cải tổ lại bộ máy, củng cố mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án sắp xếp, đổi mới của Bộ Chính trị, Chính phủ. Mặc dù hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhưng công ty chưa có hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đáng kể mà nhiệm vụ chủ yếu là tập trung quản lý, bảo vệ rừng.

Dàn máy móc tiền tỷ từ thời lâm trường nay đã phủ kín bụi ở Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Đại Thành vì không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Phan Tuấn
Dàn máy móc tiền tỷ từ thời lâm trường nay đã phủ kín bụi ở Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Đại Thành vì không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Phan Tuấn

Chia sẻ về việc làm kinh tế của đơn vị, ông Phan Bá Nhã chỉ tay về hướng dàn máy móc chế biến gỗ tiền tỉ đã “đắp chiếu” nhiều năm nay: ”Trước đây khi còn được khai thác gỗ thì đơn vị sử dụng nguồn lợi nhuận từ bán gỗ và chế biến lâm sản để đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, lương thưởng. Sau khi đóng cửa rừng, nguồn thu của đơn vị hiện nay chủ yếu là dựa vào tiền hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng 450 ngàn đồng/ha/năm do Nhà nước chi trả”.

Ngoài ra, hàng năm đơn vị còn có thêm khoản lợi nhuận 100 triệu đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính tất cả mọi khoản, tổng nguồn thu của đơn vị khoảng 7,3 tỉ đồng. Trong khi đó, nhu cầu về chi phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng lớn hơn nhiều. Do đó, đời sống, mức thu nhập của cán bộ, công nhân viên... thấp hơn nhiều so với thời kỳ còn lâm trường.

Chia sẻ về hoạt động kinh tế ở các công ty lâm nghiệp, ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông thừa nhận: ”Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 7 công ty lâm nghiệp đang quản lý diện tích rừng và đất rừng rất lớn. Thế nhưng, hầu hết các công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh ít hiệu quả, chưa phát huy được giá trị kinh tế rừng, vẫn chủ yếu là quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao".

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trả hồ sơ vụ nguyên lãnh đạo, cán bộ công ty lâm nghiệp để rừng bị tàn phá

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - HĐXX, TAND tỉnh này đã quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với 9 bị cáo là nguyên lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty lâm nghiệp Ea Kar đã để rừng bị tàn phá trong một thời gian dài.

Khởi tố 1 phó giám đốc, 1 nguyên giám đốc công ty lâm nghiệp ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Ngày 22.10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Thuận (PC03) đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với Phó Tổng Giám đốc và nguyên Tổng Giám đốc của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận về tội “huỷ hoại rừng”.

Lâm tặc dùng dao dọa giết lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Ea Kar để lấy gỗ

BẢO TRUNG |

Tình hình lâm tặc hoành hành ở lâm phần công ty lâm nghiệp Ea Kar vẫn đang diễn biến phức tạp. Mới đây, các đối tượng vừa dùng dao dọa giết chủ rừng để cướp tang vật là gỗ lậu trước đó đã bị cơ quan chức năng phát hiện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trả hồ sơ vụ nguyên lãnh đạo, cán bộ công ty lâm nghiệp để rừng bị tàn phá

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - HĐXX, TAND tỉnh này đã quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với 9 bị cáo là nguyên lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty lâm nghiệp Ea Kar đã để rừng bị tàn phá trong một thời gian dài.

Khởi tố 1 phó giám đốc, 1 nguyên giám đốc công ty lâm nghiệp ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Ngày 22.10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Thuận (PC03) đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với Phó Tổng Giám đốc và nguyên Tổng Giám đốc của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận về tội “huỷ hoại rừng”.

Lâm tặc dùng dao dọa giết lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Ea Kar để lấy gỗ

BẢO TRUNG |

Tình hình lâm tặc hoành hành ở lâm phần công ty lâm nghiệp Ea Kar vẫn đang diễn biến phức tạp. Mới đây, các đối tượng vừa dùng dao dọa giết chủ rừng để cướp tang vật là gỗ lậu trước đó đã bị cơ quan chức năng phát hiện.