Nhập khẩu hàng hóa các nhóm hàng ngành công nghiệp hỗ trợ giảm nhẹ

Huyền Anh |

Quy mô nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2023 giảm 13,52 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 3,65 tỉ USD; đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 2,61 tỉ USD; đứng thứ ba là máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 1,45 tỉ USD.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 6,81 tỉ USD, tăng 14,5% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 19,31 tỉ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ các thị trường như Hàn Quốc với 6,28 tỉ USD, giảm 2,9%; Trung Quốc với 4,99 tỉ USD, giảm 18,6%; Đài Loan với 2,48 tỉ USD, giảm 20% và Nhật Bản giảm 1,75 tỉ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2023 đạt 9,21 tỉ USD, giảm 13,6% tương ứng giảm 1,45 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng về Việt Nam trong quý I/2023 từ thị trường Trung Quốc với 4,54 tỉ USD, giảm 16%; tiếp theo từ thị trường Hàn Quốc với 1,4 tỉ USD, giảm 17%; từ thị trường Nhật Bản với 1,02 tỉ USD, xấp xỉ với mức nhập khẩu của cùng kỳ năm trước. Tính chung nhập khẩu nhóm hàng này từ 3 thị trường chủ lực đạt gần 7 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 76% trong tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của cả nước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thống kê tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam quý I/2023. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3.2023 đạt 2,29 tỉ USD, tăng mạnh 48,6% (tương ứng tăng 749 triệu USD) so với tháng trước. Tính chung, lũy kế trong quý I/2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 5,45 tỉ USD, giảm 20% (tương ứng giảm 1,36 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vải các loại đạt gần 3 tỉ USD, giảm 17,2%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 1,38 tỉ USD, giảm 12,4%; bông các loại đạt 576 triệu USD, giảm 39,4%; xơ sợi dệt các loại đạt 505 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỉ trọng tới 52%, với 2,83 tỉ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 581 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng trước. Tính trong quý I/2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,9 tỉ USD, giảm 65,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2023, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với trị giá đạt 1,62 tỉ USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 84,7% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này của cả nước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục hải quan, trong quý I/2023, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 74,49 tỉ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Huyền Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy Amkor 1,6 tỉ USD tại Bắc Ninh và cơ hội cho ngành bán dẫn Việt Nam

Trần Tuấn |

Chuyên gia nhận định, việc nhà máy của Amkor - tập đoàn công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới - chuẩn bị đi vào vận hành tại Bắc Ninh sẽ nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng nhà đầu tư thế giới, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - ngành công nghiệp mà Việt Nam rất mong muốn thu hút đầu tư.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Nguyễn Quân (ảnh) - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam - chia sẻ với Lao Động về đòi hỏi cấp bách phải xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng yêu cầu thực tế, khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cái mới hôm nay, ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu và bị công nghệ mới hơn thay thế.

Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Song Minh |

Một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong bối cảnh chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn.

Lo ngại khó vận hành condotel khi được cấp sổ

ANH HUY |

Trước đây, chưa có hành lang pháp lý dẫn đến tranh chấp sổ cho căn hộ khách sạn (condotel). Khi Nghị định 10 ra đời đã tháo gỡ vướng mắc này, tuy nhiên chuyên gia cho rằng, nếu chưa cấp sổ thì quyền của chủ đầu tư còn nguyên và có thể quản trị được giá trị condotel này. Còn nếu đã cấp và mỗi khách hàng cầm một sổ, vậy làm thế nào để vận hành?

Giữa bức tranh ảm đạm, vẫn có những điểm sáng về xuất khẩu

Cường Ngô |

Xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam. Nhưng trụ cột này đang đối mặt khó khăn do nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, đồ gỗ sụt giảm đơn hàng. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm đó vẫn có những điểm sáng vụt lên.

Chứng khoán: Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi áp lực bán lớn dần

Gia Miêu |

VN-Index cần sớm vượt ngưỡng cản quan trọng quanh 1.055-1.058 điểm nhằm xác nhận tín hiệu quay trở lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

4 trục đường chính khu đô thị mới Thủ Thiêm đều dang dở

MINH QUÂN |

Nhiều tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sau nhiều năm triển khai vẫn dang dở không chỉ ảnh hưởng đến lưu thông mà còn cản trở thu hút đầu tư phát triển khu đô thị này.

Thanh Hóa: Vì sao hàng nghìn hộ dân từ chối dùng nước sạch của nhà máy?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cho rằng nhà máy nước thu phí quá cao và nghi ngại vấn đề chất lượng nước, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã quyết định chưa dùng nước sạch, dù nhà máy nước đã đi vào hoạt động khoảng 2 năm nay.

Nhà máy Amkor 1,6 tỉ USD tại Bắc Ninh và cơ hội cho ngành bán dẫn Việt Nam

Trần Tuấn |

Chuyên gia nhận định, việc nhà máy của Amkor - tập đoàn công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới - chuẩn bị đi vào vận hành tại Bắc Ninh sẽ nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng nhà đầu tư thế giới, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - ngành công nghiệp mà Việt Nam rất mong muốn thu hút đầu tư.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Nguyễn Quân (ảnh) - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam - chia sẻ với Lao Động về đòi hỏi cấp bách phải xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng yêu cầu thực tế, khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cái mới hôm nay, ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu và bị công nghệ mới hơn thay thế.

Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Song Minh |

Một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong bối cảnh chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn.