Thanh Hóa: Vì sao hàng nghìn hộ dân từ chối dùng nước sạch của nhà máy?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cho rằng nhà máy nước thu phí quá cao và nghi ngại vấn đề chất lượng nước, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã quyết định chưa dùng nước sạch, dù nhà máy nước đã đi vào hoạt động khoảng 2 năm nay.

Phản ánh đến Báo Lao Động, nhiều người dân tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho hay, mặc dù Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp (đóng tại địa phương) đã đi vào hoạt động một thời gian dài, tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn chưa mặn mà dùng nước của nhà máy này.

Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp (ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Quách Du
Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp (ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Quách Du

Lý do là bởi chi phí đóng tiền đấu nối (tiền đóng ban đầu) quá cao, cùng với đó là nghi ngại về chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo, vì xung quanh nhà máy này là hệ thống kênh mương có nguồn nước không sạch sẽ.

Ghi nhận thực tế tại khu vực nhà máy này cho thấy, các công trình, hạng mục cơ bản đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Duy nhất chỉ còn khu vực tiếp giáp với 1 nhà dân chưa hoàn thiện việc xây tường rào và vẫn thông với khu vực cánh đồng của thôn.

Chia sẻ với Lao Động, bà Quản Thị Đô (78 tuổi, trú tại thôn Quản Xá, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa) cho biết, vừa qua người dân cùng với chính quyền địa phương và đại diện Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp tổ chức họp bàn về vấn đề sử dụng nước sạch của nhà máy. Tại cuộc họp này, nhiều hộ dân chưa mặn mà sử dụng nước từ nhà máy.

 
Bà Quản Thị Đô (trú tại thôn Quản Xá, xã Thiệu Hợp) trao đổi về sự việc. Ảnh: Quách Du

“Xung quanh nhà máy nước là hệ thống kênh mương với nguồn nước có phần bẩn, nhiều người cho rằng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nhà máy. Do đó, nhiều hộ chưa sử dụng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe” - bà Đô chia sẻ.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Phùng Bá Duy - Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho biết, Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp có tổng số vốn đầu tư khoảng 70 tỉ đồng và được đưa vào vận hành cách đây khoảng 2 năm. Dự án này cung ứng nước sạch cho 6 xã gồm: Xã Thiệu Hợp, Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Thịnh, Thiệu Giang và Thiệu Quang.

Hệ thống kênh mương xung quanh nhà máy nước. Ảnh: Quách Du
Hệ thống kênh mương xung quanh nhà máy nước. Ảnh: Quách Du
Hệ thống kênh mương xung quanh nhà máy nước. Ảnh: Quách Du

“Trên địa bàn xã Thiệu Hợp hiện nay có khoảng 300 hộ/1.500 hộ lắp đường ống và sử dụng nước sạch của nhà máy, còn lại các hộ dân khác vẫn chưa. Các hộ chưa đồng thuận dùng nước sạch vì cho rằng số tiền phí đấu nối (tiền đóng ban đầu) quá cao, lên tới 5,5 triệu đồng/1 hộ” - ông Duy thông tin.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp, việc người dân cho rằng xung quanh nhà máy nước có hệ thống kênh mương với nhiều nước bẩn. Vấn đề này là do trước đây Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp xây dựng trên bãi đất hoang, sau khi hoàn thiện, xung quanh nhà máy có hệ thống kênh mương, tạo thành nguồn nước đọng.

Khu vực đường ống dẫn nước từ sông Chu vào nhà máy nước. Ảnh: Quách Du
Khu vực đường ống dẫn nước từ sông Chu vào nhà máy nước. Ảnh: Quách Du

“Không có chuyện lấy nước xung quanh khu vực nhà máy để sản xuất nước sạch, mà nguồn nước được lấy từ khu vực sông Chu. Còn về chất lượng nguồn nước cũng được các cơ quan chức năng chuyên môn tiến hành kiểm định định kỳ theo hàng tháng, hàng quý” - ông Duy cho hay.

Được biết, hiện nay toàn bộ khu vực Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp, có diện tích 20.000 mét vuông, chỉ còn 2.000 mét vuông đất ruộng của một hộ dân vẫn chưa được giải phóng mặt bằng. Do đó, tại khu vực chưa giải phóng của nhà máy, cơ sở hạ tầng có phần nhếch nhác, chưa đồng bộ.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Dấu hiệu sai phạm tại 16 nhà máy nước sạch chương trình NTP ở Hưng Yên

Trần Tuấn |

16 nhà máy nước sạch nằm trong chương trình vệ sinh nông thôn (NTP) ở Hưng Yên có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nhà máy từ lâu đã bỏ hoang, không hoạt động, phải mua buôn nước từ đơn vị khác cấp cho người dân.

Kỳ lạ những nhà máy bỏ hoang vẫn cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân

Trần Tuấn |

Nhiều nhà máy nước không hoạt động, bỏ hoang đã lâu nhưng vẫn tiến hành cấp nước sạch, thu tiền từ hàng nghìn hộ dân. Chuyện lạ đang diễn ra tại tỉnh Hưng Yên.

Vụ nước sạch có cặn đen: 2 chỉ số vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng sức khoẻ

Bảo Hân |

Liên quan đến vụ nước sạch có cặn đen tại Cụm nhà chung cư HH2 FGHKL (khu đô thị Dương Nội mới, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội), kết quả xét thử nghiệm mẫu nước sinh hoạt lấy từ nguồn vào từ Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Đông cho thấy có 2 chỉ số vượt ngưỡng cho phép, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cư dân.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Dấu hiệu sai phạm tại 16 nhà máy nước sạch chương trình NTP ở Hưng Yên

Trần Tuấn |

16 nhà máy nước sạch nằm trong chương trình vệ sinh nông thôn (NTP) ở Hưng Yên có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nhà máy từ lâu đã bỏ hoang, không hoạt động, phải mua buôn nước từ đơn vị khác cấp cho người dân.

Kỳ lạ những nhà máy bỏ hoang vẫn cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân

Trần Tuấn |

Nhiều nhà máy nước không hoạt động, bỏ hoang đã lâu nhưng vẫn tiến hành cấp nước sạch, thu tiền từ hàng nghìn hộ dân. Chuyện lạ đang diễn ra tại tỉnh Hưng Yên.

Vụ nước sạch có cặn đen: 2 chỉ số vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng sức khoẻ

Bảo Hân |

Liên quan đến vụ nước sạch có cặn đen tại Cụm nhà chung cư HH2 FGHKL (khu đô thị Dương Nội mới, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội), kết quả xét thử nghiệm mẫu nước sinh hoạt lấy từ nguồn vào từ Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Đông cho thấy có 2 chỉ số vượt ngưỡng cho phép, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cư dân.