Ngân hàng dần đổi “khẩu vị” cho vay theo hướng xanh hoá

Trà My (thực hiện) |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Trưởng Ban chỉ đạo thường trực ESG của Ngân hàng Agribank - cho biết: “Cho vay xanh là xu hướng chung hiện nay, Agribank sẽ ưu tiên các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển bền vững, công nghệ cao, các hoạt động tái chế, bảo vệ môi trường. Khi cho vay thì chúng tôi xét đến chứng nhận môi trường và có nhân viên chấm điểm thực địa trong lựa chọn khách hàng, khuyến nghị, tư vấn cho khách hàng chuyển đổi để sản phẩm ra thị trường bền vững, đảm bảo an toàn”.

Thưa bà, kết quả Agribank cho vay tín dụng xanh hiện nay ra sao?

- Ngân hàng Agribank đã triển khai cho vay dự án xanh trong nhiều năm. Đặc biệt, khi ngân hàng nhận được nguồn vốn quốc tế thì càng phải quan tâm đến phát triển bền vững và tín dụng xanh.

Trong quy trình cho vay của Agribank đã đưa vào các yêu cầu đảm bảo nhu cầu về môi trường và xã hội.

Từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng tín dụng xanh của Agribank lên tới 350%.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, dư nợ tín dụng xanh của Agribank đạt được bằng cả năm 2022. Có tới 42.000 khách hàng đã được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xanh của Agribank. Cho vay tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua.

Chiến lược tín dụng xanh của ngân hàng thời gian tới sẽ như thế nào?

- Agribank đã đưa chiến lược tài chính xanh và cho vay tín dụng xanh, đặc biệt là áp dụng E-S-G (cụm từ viết tắt bởi Environmental - Môi trường; Social - Xã hội và Governance - Quản trị) trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Trong báo cáo thường niên, ngân hàng đã có phần báo cáo về phát triển bền vững. Trong thời gian qua, chúng tôi không cho vay các dự án mới về nhiệt điện và các dự án ảnh hưởng đến rủi ro môi trường đều cân nhắc kỹ.

Chiến lược sắp tới, chúng tôi thành lập đơn vị riêng, đưa ra tiêu chuẩn về môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng.

Chúng tôi đang xây dựng khung tài chính bền vững, khung tài chính xanh, khung tài chính xã hội để đảm bảo yếu tố xanh trong từng chi nhánh của ngân hàng và xanh đến từng khách hàng.

Tín dụng xanh của Agribank được đưa vào trong quản trị rủi ro môi trường và xã hội thực hiện theo Thông tư 17 của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.

Ngân hàng cũng đang xây dựng hệ thống để đánh giá xếp hạng khách hàng xanh.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực truyền thông đến toàn bộ hệ thống người lao động của Agribank, đặc biệt là khách hàng hiểu sự cần thiết phát triển tài chính xanh.

Bà có kiến nghị gì để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của ngân hàng diễn ra nhanh hơn?

- Thứ nhất, Agribank đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan ban ngành sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với các dự án được cấp tín dụng xanh để các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong việc xác định các dự án, hạng mục dự án đáp ứng điều kiện tín dụng xanh.

Thứ hai, Agribank rất mong Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy đối với các ngành nghề, lĩnh vực đáp ứng tiêu chí tín dụng xanh cũng như hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước ngày càng tiếp cận được nhiều hơn các quỹ tài chính, gói tài trợ đối với tín dụng xanh của các tổ chức trên thế giới.

Thứ ba, Agribank khuyến nghị các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và ban hành Luật Năng lượng tái tạo chi tiết hóa, với vai trò chủ đạo cho việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.

Trà My (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất bất động sản Nhật Nam cao gấp 13 lần ngân hàng

Tuyết Lan |

Công ty Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam) đưa ra mồi nhử với mức lãi suất "kếch xù" đã khiến nhiều nạn nhân tin tưởng góp vốn. Theo các chuyên gia, việc góp vốn rồi ngồi chơi, hàng ngày nhận lãi suất khủng lên tới 34 - 80% chỉ có "trong mơ".

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nữ hiệu trưởng bị cấp dưới tố đánh bài trong phòng làm việc

Tô Công |

Phú Thọ - Hiệu trưởng trường Mầm non Gia Cẩm (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) bị tố 12 hành vi sai trái; đặc biệt có những hình ảnh vị này và các giáo viên đánh bài trong phòng làm việc.

Sau loạt sai phạm, Sun Life Việt Nam giảm lỗ hơn 180 tỉ đồng

Thanh Giang |

Sun Life Việt Nam đã có công bố báo cáo tài chính bán niên 2023, báo lỗ sau thuế khoảng 279 tỉ đồng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, doanh nghiệp ghi nhận vay và nợ ngắn hạn 100 tỉ đồng kể từ khi công bố báo cáo tài chính trên website của mình.

Tàu chở ông Kim Jong-un đã đi qua biên giới vào Nga

Thanh Hà |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Nga ngày 12.9 và dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.

Lãi suất bất động sản Nhật Nam cao gấp 13 lần ngân hàng

Tuyết Lan |

Công ty Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam) đưa ra mồi nhử với mức lãi suất "kếch xù" đã khiến nhiều nạn nhân tin tưởng góp vốn. Theo các chuyên gia, việc góp vốn rồi ngồi chơi, hàng ngày nhận lãi suất khủng lên tới 34 - 80% chỉ có "trong mơ".

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.