Một thời danh tiếng, vú sữa Lò Rèn đang dần mai một ngay tại quê nhà

Thành Nhân |

Từng là loại trái cây tiên phong xuất khẩu, có diện tích trồng lớn ở Tiền Giang nhưng giờ đây do thu nhập mang lại bấp bênh, cây già cỗi,... khiến diện tích trồng vú sữa Lò Rèn giảm dần ở nơi khai sinh ra nó và có nguy cơ bị loại bỏ để trồng cây khác.

Danh tiếng một thời

Từng là loại trái cây tiên phong lên đường xuất khẩu sang Mỹ vào cuối năm 2017, giờ đây diện tích vú sữa Lò Rèn ở xã Vĩnh Kim, nơi được xem là quê hương của loại trái cây này, diện tích đang bị giảm dần theo thời gian.

Đầu năm 2023, PV Báo Lao Động đã đi đến xã Vĩnh Kim để tìm trái vú sữa Lò Rèn. Trái với cảnh đang vào mùa thu hoạch như trước đây, người dân xứ này đã đốn bỏ cây vú sữa thay đổi trồng dừa hoặc sapôchê đang cho trái.

Ghé một vựa bán dừa cặp Đường tỉnh 876, ông Nguyễn Minh Trí (46 tuổi, ngụ ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cho biết, ông đã làm thương lái bán dừa hơn 20 năm.

Theo ông Trí, ngày xưa, vùng đất này được xem là quê hương của vú sữa Lò Rèn nhưng giờ đây, người dân ở xứ này đa số đã chuyển qua trồng dừa hoặc sapôchê.

Người dân chuyển sang dần cây dừa. Ảnh: Thành Nhân.
Người dân chuyển dần sang cây dừa. Ảnh: Thành Nhân

Theo ông Trí, chính những người dân từ trồng vú sữa chuyển sang trồng dừa cho biết, cây vú sữa dễ bị tổn thương do hạn hán, xâm nhập mặn nên cho trái nhỏ và năng suất thấp dẫn đến thua lỗ nên người dân đã phải chuyển dần.

Cây vú sữa bị chặt chuyển sang trồng cây dừa. Ảnh: Thành Nhân
Cây vú sữa bị chặt chuyển sang trồng cây dừa. Ảnh: Thành Nhân

Ông Hồ Nhật Mạnh (42 tuổi, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cho biết, ngày xưa gia đình ông trồng gần 5.000m2 vú sữa Lò Rèn chính gốc.

Cây vú sữa đã giúp gia đình ông thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, xây được nhà tường khang trang. Nhưng không hiểu sao thời gian gần đây vườn vú sữa ngày càng suy kiệt, cho trái không nhiều và trái cũng không to ngon như xưa.

Mặc dù đã cố gắng xử lý bằng nhiều cách nhưng không hiệu quả, đành đốn bỏ chuyển sang trồng dừa.

Không dễ khôi phục vú sữa Lò Rèn

Ông Võ Văn Men, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Tiền Giang cho biết, diện tích trồng cây vú sữa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm. Cụ thể, trước đây diện tích trồng vú sữa khoảng 2.800 hecta, sau đó giảm dần đến nay diện tích còn 350 hecta.

Theo ông Men, nguyên nhân do cây vú sữa già cỗi. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi không thuận lợi, đặc biệt là giá bán trái vú sữa rất thấp.

“Trái vú sữa từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Giá bán vú sữa mấy năm vừa qua dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. So với các loại cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế không cao”, ông Men thông tin.

Vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang) từng vang bóng một thời. Ảnh: Thành Nhân
Vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang) từng vang bóng một thời. Ảnh: Thành Nhân

Ông Men cho biết thêm, trước tình hình trên, Tiền Giang có xây dựng thực hiện đề án “Thí điểm khôi phục cây vú sữa Lò Rèn” với diện tích 15 hecta, với 77 hộ tham gia. Trong khi xây dựng đề án này, cơ quan chức năng có lấy ý kiến bà con nông dân và nhận được sự đồng thuận.

Tuy nhiên, sau khi đề án đã hoàn chỉnh khi triển khai thì bà con nông dân không đồng thuận thực hiện khôi phục trồng cây vú sữa. Đến nay, đề án “Thí điểm khôi phục cây vú Lò Rèn” đã tạm ngưng.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang tập trung phát triển những loại cây này là lợi thế của tỉnh như sầu riêng, khóm, bưởi, mít,… Trong thời gian qua, đã tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền đến với người dân đảm bảo điều kiện khi thu hoạch nông sản chất lượng để xuất khẩu ra thế giới góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Từ câu chuyện trái vú sữa Lò Rèn

KỲ QUAN |

Nếu sầu riêng được ví như “vua” thì vú sữa lại được xem là “nữ hoàng” của trái cây miền Tây. Trái vú sữa Lò Rèn với hương vị ngon ngọt từng đi tiên phong xuất ngoại và vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trái vũ sữa Lò Rèn đang dần biến mất tại chính quê hương của nó - xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Khi sầu riêng thành niềm vui chung

KỲ QUAN |

Cách đây 3 năm, khi đợt hạn mặn lịch sử mùa khô 2019 - 2020 làm thiệt hại khoảng 30% diện tích trồng sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang, sầu riêng được nông dân ví von đã trở thành “sầu chung”. Lúc ấy nhiều nông dân định chuyển sang trồng cây khác nhưng chính quyền đã động viên người dân giữ vững diện tích sầu riêng. Đến nay trái sầu riêng đang mang lại niềm vui chung cho người trồng.

Khởi đầu từ trái bưởi lên đường đi Mỹ

KỲ QUAN |

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu là vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản của cả nước. Nếu như thủy sản và gạo miền Tây đã sớm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ thập niên 1980, góp phần phát triển đất nước, thì mặt hàng trái cây mới được “đánh thức” cách đây chừng 10 năm và đang từng bước trên đường chinh phục thị trường thế giới.

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Con ơi, nhớ lấy mùng ba Tết thầy!

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Dân Hà Nội không đội mũ bảo hiểm, vô tư kẹp ba, kẹp bốn ngày mùng 3 Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mùng 3 Tết tại Hà Nội nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, kẹp bốn khi đi du Xuân.

Góc nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023

ANH HUY |

Mặc dù thị trường bất động sản đang có nhiều khó khăn nhưng không ít chuyên gia cho rằng, một số yếu tố nền tảng của Việt Nam đang được giữ ở mức tốt, tiêu chuẩn sống cao hơn. Tất cả đã và đang là điểm sáng để kỳ vọng vào thị trường bất động sản thời gian tới.

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Từ câu chuyện trái vú sữa Lò Rèn

KỲ QUAN |

Nếu sầu riêng được ví như “vua” thì vú sữa lại được xem là “nữ hoàng” của trái cây miền Tây. Trái vú sữa Lò Rèn với hương vị ngon ngọt từng đi tiên phong xuất ngoại và vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trái vũ sữa Lò Rèn đang dần biến mất tại chính quê hương của nó - xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Khi sầu riêng thành niềm vui chung

KỲ QUAN |

Cách đây 3 năm, khi đợt hạn mặn lịch sử mùa khô 2019 - 2020 làm thiệt hại khoảng 30% diện tích trồng sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang, sầu riêng được nông dân ví von đã trở thành “sầu chung”. Lúc ấy nhiều nông dân định chuyển sang trồng cây khác nhưng chính quyền đã động viên người dân giữ vững diện tích sầu riêng. Đến nay trái sầu riêng đang mang lại niềm vui chung cho người trồng.

Khởi đầu từ trái bưởi lên đường đi Mỹ

KỲ QUAN |

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu là vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản của cả nước. Nếu như thủy sản và gạo miền Tây đã sớm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ thập niên 1980, góp phần phát triển đất nước, thì mặt hàng trái cây mới được “đánh thức” cách đây chừng 10 năm và đang từng bước trên đường chinh phục thị trường thế giới.