Mắt xích để thẻ tín dụng nội địa thành chủ lực trong tài chính tiêu dùng

Đức Mạnh |

Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa được đánh giá rất lớn, có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên do tỉ trọng còn khiêm tốn nên loại thẻ này rất cần giải pháp hỗ trợ để phát triển, hướng tới tài chính toàn diện, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tính đến cuối năm 2022, trên 77,41% người dân trưởng thành tại Việt Nam đã có tài khoản thanh toán bằng ngân hàng. 7 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 51,14% về số lượng, qua kênh Internet tăng 66,46% qua kênh điện thoại thoại di động tăng 63,09% qua QR Code tăng 124,15% về số lượng.

Việc mở tài khoản trực tuyến được thực hiện từ cuối tháng 3.2021. Tính đến tháng 6 năm 2023 đã có gần 27 triệu tài khoản được mở bằng phương thức điện tử eKYC. Đang hoạt động 10,8 triệu thẻ lưu hành bằng phương thức eKYC.

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử" do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết: "Thời gian qua, NHNN đã chủ động nghiên cứu ban hành, trình ban hành nhiều quy định phù hợp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật QR Code, thẻ chip, tăng cường chuẩn hoá tính liên thông trong ngành ngân hàng, giữa ngành ngân hàng với các lĩnh vực khác…

Đồng thời các ngân hàng được khuyến khích nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số để có các sản phẩm an toàn, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đem lại lợi ích lớn cho khách hàng".

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng. Ảnh: Tô Thế
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng. Ảnh: Tô Thế

Thẻ tín dụng tại Việt Nam đã phát triển từ “không đến có”

Để hướng đến thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen, thẻ tín dụng nội địa được coi là một công cụ hữu hiệu. Đây còn là giải pháp hỗ trợ tài chính tiêu dùng, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nhờ lệ phí trao đổi ngân hàng phù hợp, cân bằng lợi ích của các ngân hàng phát hành cũng như khách hàng. Phó Tổng giám đốc NAPAS Nguyễn Đăng Hùng cho biết thời gian qua, thẻ tín dụng ở Việt Nam có sự phát triển từ “không đến có”. Đặc biệt là thẻ tín dụng nội địa phát triển mạnh mẽ khi có sự tham gia của 15 ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

"Thẻ tín dụng nội địa có những chính sách phù hợp với đa số người dân. Ví dụ, khách hàng có thu nhập từ 4,5 triệu đồng/tháng. Thẻ tín dụng nội địa có độ an toàn, bảo mật nhờ việc lưu trữ thông tin thẻ trên con chip tiêu chuẩn EMV. Thẻ tín dụng nội địa được thanh toán đa dạng như thanh toán khi tham gia giao thông, siêu thị. NAPAS mong muốn ứng dụng công nghệ mới, số hoá thẻ tín dụng nội địa vật lý đưa lên điện thoại di động và nhúng vào các thiết bị như vòng đeo tay, đồng hồ” - ông Hùng nói.

Ông Lê Phương Hải - Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit) - đánh giá: "Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa là rất lớn. Nói cách khác, phát triển thẻ tín dụng nội địa rất có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng những năm tới. Tuy nhiên số liệu từ FiinGroup cho thấy, tỉ trọng thẻ tín dụng trong cho vay tiêu dùng ở cả khối ngân hàng và khối công ty tài chính đều tăng trong các năm gần đây, tuy nhiên đều không vượt quá 10%. Đáng chú ý trong nhóm thẻ tín dụng, thẻ tín dụng nội địa chỉ chiếm vỏn vẹn tỉ trọng 5,5% dư nợ".

"Phần đông công chúng vẫn còn đang chưa phân biệt được thẻ tín dụng nội địa là một sản phẩm độc lập, mang yếu tố quốc gia. Việc sử dụng khá phức tạp và có phần rủi ro lớn đối với người dùng phổ thông của thẻ tín dụng quốc tế lan sang thẻ tín dụng nội địa vốn không mang các đặc trưng này" - ông Hải phân tích.

Cần xây dựng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đa dạng

Về phía ngân hàng, ông Lê Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc Agribank - đánh giá việc phát triển thẻ tín dụng nội địa chưa phát triển mạnh mẽ, tương xứng tiềm năng và còn hạn chế so với thẻ tín dụng quốc tế. Do đó ông Phúc đề xuất cần đẩy mạnh một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền trong xã hội về sản phẩm thẻ tín dụng nội địa. Trong đó tập trung những ưu điểm, tính năng vượt trội, phương thức thanh toán an toàn bảo mật…

Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa NAPAS và các Bộ, ngành trung ương mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ nội địa, tạo hệ sinh thái thanh toán thẻ, gia tăng tính năng, tiện ích cho khách hàng sử dụng cũng như góp phần số hóa dịch vụ công như giáo dục, y tế...

Thứ ba, NHNN cùng các bộ ngành cần có hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục qua đó các tổ chức phát hành thẻ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng.

Thứ tư, luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ. Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng.

"Cần đảm bảo sự phát triển thẻ tín dụng nội địa về mặt số lượng đi đôi với chất lượng. Để làm được điều này, cần nắm bắt nhu cầu sử dụng của khách hàng, triển khai nhiều chương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng, đồng thời cần tạo ra trải nghiệm tốt khi dùng sản phẩm cũng như khai thác hiệu quả tiện ích của thẻ tín dụng, tạo sự thuận tiện, an tâm cho khách hàng thanh toán thẻ.

Đồng thời xây dựng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đa dạng, hiện đại phù hợp với xu thế với nhiều hình thức thanh toán và đặc biệt dễ dàng tiếp cận để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đây được coi là mắt xích quan trọng giúp sản phẩm thẻ tín dụng phát huy tốt nhất ưu điểm là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt an toán, nhanh chóng và thuận tiện" - lãnh đạo Agribank nêu giải pháp.

Còn ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank - bày tỏ sự quan tâm phát triển tính năng trên máy POS và những yêu cầu về bảo mật, cam kết thanh toán ở mức an toàn nhất. Trong tương lai Sacombank tiếp tục phát triển đến các điểm từ hệ thống phòng giao dịch và mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích cho người dùng trên máy POS.

"Hiện nay có sự bất đối xứng khi số lượng máy POS phục vụ có tỉ lệ thấp so với người dân. Thị trường Việt Nam nhận được sự quan tâm của các công ty quốc tế. Chính vì vậy, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý góp phần phát triển thanh toán thông qua các điểm tiếp nhận" - ông Tâm nói thêm.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Gặp nhiều rào cản, thẻ tín dụng nội địa cần "cú hích" để bứt phá

Nhóm PV |

Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận tài chính toàn diện, tới nhiều đối tượng khách hàng; trong đó, thẻ tín dụng nội địa là giải pháp, công cụ đắc lực để thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên, trên thực tế, thẻ tín dụng nội địa vẫn đang gặp nhiều rào cản về cơ chế. Do vậy, cần nới thêm một số quy định để phát triển thẻ tín dụng nội địa, mở đường tiếp cận tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen.

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng tới tài chính toàn diện

Nhóm PV |

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử. Trong đó, gồm phát triển hạ tầng chấp nhận thanh toán (thẻ, QR Code...) và phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm góp phần triển khai chiến lược quốc gia của Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động một cách thiết thực

Xuân Hùng - Quách Du |

Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra sáng nay (17.9), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh vai trò của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.

Nguyễn Thúy Hiền, 14 tuổi bước ra đấu trường ASIAD

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam sẽ có đầy đủ vận động viên sáng giá nhất thi đấu tại ASIAD 19. Trong số này, người nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Thúy Hiền, cô từng được ví sẽ là “tiểu Ánh Viên” của đội tuyển bơi Việt Nam.

Mong muốn hưởng lương hưu ngay khi đóng đủ 30 - 35 năm bảo hiểm xã hội

Mạnh Cường |

Nhiều lao động trẻ đi làm từ rất sớm cho rằng họ có thể làm được 30 hoặc 35 năm để hưởng tối đa 75% mức lương hưu. Tuy nhiên, họ không chắc có thể chờ đợi được đến khi 60 - 62 tuổi để nghỉ hưu.

Hàn Quốc nêu dự định luật hóa việc cấm ăn thịt chó

Ngọc Vân |

Dự luật cấm ăn thịt chó có thể được đặt theo tên của Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, người đã vận động chấm dứt tập tục gây tranh cãi này.

Truy đuổi 30km trên quốc lộ bắt kẻ trộm ôtô 14 tuổi

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Mới 14 tuổi nhưng đã chịu lệnh cấm ra khỏi nơi cư trú vì từng trộm cả xe tải và xe khách, tối 16.9, thiếu niên này tiếp tục trộm ôtô, chạy được 30km trên Quốc lộ 1 thì bị người dân truy đuổi chặn bắt.

Gặp nhiều rào cản, thẻ tín dụng nội địa cần "cú hích" để bứt phá

Nhóm PV |

Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận tài chính toàn diện, tới nhiều đối tượng khách hàng; trong đó, thẻ tín dụng nội địa là giải pháp, công cụ đắc lực để thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên, trên thực tế, thẻ tín dụng nội địa vẫn đang gặp nhiều rào cản về cơ chế. Do vậy, cần nới thêm một số quy định để phát triển thẻ tín dụng nội địa, mở đường tiếp cận tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen.

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng tới tài chính toàn diện

Nhóm PV |

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử. Trong đó, gồm phát triển hạ tầng chấp nhận thanh toán (thẻ, QR Code...) và phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm góp phần triển khai chiến lược quốc gia của Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.