Lương người lao động toàn cầu đang hụt hơi với lạm phát

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Lạm phát đã gây ra không ít khó khăn cho người lao động trên toàn thế giới.

Tăng trưởng tiền lương ở các nền kinh tế lớn đã dần bình ổn hoặc đang giảm từ mức cao. Đối với các ngân hàng trung ương, đây là một tin tốt: Không có dấu hiệu nào cho thấy vòng xoáy tiền lương đẩy giá cả tăng trở lại. Điều này có thể giúp hạ nhiệt lạm phát mà tỉ lệ thất nghiệp lại không gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, đối với người lao động, đây là dấu hiệu kém tích cực. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương của người lao động năm ngoái tăng nhanh hơn so với hai năm trước, nhưng lại không theo kịp được giá cả ở các nền kinh tế lớn. Theo báo cáo, sức mua của người lao động - mức lương trung bình đã điều chỉnh theo lạm phát vào năm 2022 đã thấp hơn so với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch. Vì vậy, bất chấp nhu cầu mạnh mẽ đối với người lao động và tỉ lệ thất nghiệp thấp, tỉ trọng lao động trong sản lượng kinh tế đã giảm ở nhiều nền kinh tế lớn.

Mức lương của người lao động ở nhiều nơi trên thế giới đang chưa bắt kịp lạm phát (ảnh minh họa). Nguồn: Xinhua
Mức lương của người lao động ở nhiều nơi trên thế giới đang chưa bắt kịp lạm phát (ảnh minh họa). Nguồn: Xinhua

Tại Mỹ, tăng trưởng tiền lương trên danh nghĩa (không được điều chỉnh theo lạm phát) đã chậm lại đáng kể kể từ giữa năm ngoái, theo nhiều cách khác nhau. Thu nhập trung bình mỗi giờ của người lao động phi nông nghiệp trong khu vực tư nhân đã tăng 4,4% trong 12 tháng tính đến tháng 1.2023, giảm từ mức 5,6% vào tháng 3.2022 và thấp hơn mức tăng giá tiêu dùng 6,4% trong năm.

Ở châu Âu, tăng trưởng tiền lương trung bình trên 6 quốc gia đã giảm xuống 4,9% trong tháng 12.2022, từ mức 5,2% trong tháng 11.2022. Lạm phát ở khu vực đồng euro kết thúc năm 2022 ở mức 9,2%.

Tại Canada, Giám đốc ngân hàng Trung ương Tiff Macklem nhấn mạnh việc nới lỏng tăng trưởng tiền lương để giải thích quyết định gần đây của ngân hàng về việc tạm dừng tăng lãi suất sau khi đơn vị này tăng lãi suất cơ bản lên 4,5% - mức cao nhất trong 15 năm.

Ông Macklem cho biết: “Tăng trưởng tiền lương hiện đang trong khoảng từ 4% đến 5% và dường như đã ổn định trong phạm vi đó… Nguy cơ về vòng xoáy giá cả tiền lương đã giảm bớt”.

Các nhà kinh tế đã lưu ý rằng, tăng trưởng tiền lương có xu hướng giảm chứ không dẫn đến lạm phát khi người lao động và người sử dụng lao động điều chỉnh kỳ vọng trả lương theo mức giá như trước. Do đó, sự suy giảm gần đây trong tăng trưởng tiền lương có thể cho thấy: với độ trễ, thực tế là lạm phát đã đạt đỉnh điểm vào khoảng mùa hè và mùa thu năm ngoái tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng euro rồi đã giảm xuống để từ đó, do giá năng lượng giảm mạnh và áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu dịu đi.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tiền lương không bao giờ bắt kịp lạm phát ngay từ đầu? Một lý do được đưa ra, là tiền lương có xu hướng cố định, thay đổi tương đối chậm và chậm chạp qua nhiều tháng năm trong khi giá cả có thể thay đổi nhanh hơn. Các công ty có thể cảnh giác với việc tăng lương mạnh mẽ vì cắt giảm sau đó sẽ làm nhân viên mất tinh thần.

Andrea Garnero, chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cho biết hiện nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại và nguy cơ sa thải nhân công có thể làm giảm nhu cầu của người lao động. Ông cho biết các liên đoàn lao động ở châu Âu ngày càng quan tâm đến an ninh việc làm hơn là tiền lương.

Gabriel Makhlouf, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland, cho biết nhu cầu trả lương của người lao động là hợp lý một phần vì thu nhập của họ được hỗ trợ bởi viện trợ của chính phủ trong cuộc khủng hoảng năng lượng và đại dịch. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Mọi người hiểu rằng họ có thể làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nếu họ sai lầm trong thỏa thuận lương.

Điều quan trọng là số lượng lao động đã giảm trong những tháng đầu tiên của đại dịch đang phục hồi ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt nhân công.

Một số công nhân đã rời bỏ lực lượng lao động trong thời kỳ đại dịch đang muốn quay lại làm việc khi các khoản tiết kiệm đã cạn kiệt do đại dịch cũng như xói mòn do lạm phát. Theo Bộ Lao động Mỹ, gần 83% người Mỹ trong độ tuổi 25-54 đang làm việc hoặc tích cực tìm kiếm việc làm, gần bằng tỉ lệ trước đại dịch. Khoảng 86,5% người châu Âu trong độ tuổi 25-54 có việc làm hoặc đang tích cực tìm việc, cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch. Vương quốc Anh nổi bật với sự sụt giảm tỉ lệ tham gia lực lượng lao động cùng với mức tăng tiền lương mạnh mẽ bất thường, cho thấy tình trạng thiếu lao động có thể khiến tiền lương tăng cao hơn.

Tỉ lệ nhập cư cũng đã phục hồi mạnh mẽ trong những tháng gần đây, đạt mức kỷ lục ở Canada, Tây Ban Nha và Đức khi một số chính phủ cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt trong đại dịch.

Tại Mỹ, tỉ lệ di cư đến nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bổ sung hơn 1 triệu người vào dân số trong năm tính đến giữa năm 2022. Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại Apollo Global Management, cho biết những người lao động nhập cư có thể đã giúp thúc đẩy mức tăng 517.000 việc làm trong tháng 1 trong khi vẫn giữ mức lạm phát tiền lương ở mức vừa phải. Ông nói, điều tương tự có thể đang diễn ra ở châu Âu.

Lịch sử cho thấy, người lao động thường không theo kịp được thiệt hại do lạm phát cao. Theo nghiên cứu của FED chi nhánh St. Louis, thời kỳ lạm phát cao nói chung là thời kỳ tăng trưởng tiền lương thực tế thấp hơn. Bên cạnh đó, lạm phát cao ở Australia trong những năm 1970 và 1980 đã dẫn đến tổn thất thu nhập thực tế cho người lao động.

Song, có những lý do để nghĩ rằng tiền lương thực tế có thể sớm phục hồi. Tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức nhanh nhất trong ít nhất một thập kỷ ở một loạt các nền kinh tế lớn. Nó có thể tiếp tục tăng khi quá trình thương lượng tiền lương được tiến hành.

Nếu không có suy thoái sâu, tỉ lệ thất nghiệp có thể ở mức đủ thấp để duy trì một số quyền thương lượng cho người lao động. Nguồn cung lao động đang bị hạn chế bởi dân số già ở các nền kinh tế lớn và tình trạng công nhân nghỉ việc do bệnh tật, thường là do COVID-19 ngày càng gia tăng.

Các thị trường cũng đang đặt cược, rằng lạm phát sẽ giảm nhanh chóng trong năm nay ở những nền kinh tế lớn. Nếu đúng như vậy, lạm phát có thể giảm xuống dưới mức tăng trưởng tiền lương, vì vậy tiền lương thực tế cho người lao động cũng sẽ tăng.

Quý An (theo Wall Street Journal)
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao ở Việt Nam

Anh Tuấn |

Chuyên gia kinh tế vĩ mô cho rằng, lạm phát trong năm 2023 không phải vấn đề lớn. Từ tháng 2 sẽ chứng kiến xu hướng lạm phát giảm dần, sau đó chững lại quanh mức 3-3,5%. Tuy nhiên, áp lực nhất hiện giờ là lãi suất cho vay đang rất cao.

Lạm phát dần phả nhiệt vào thị trường Mỹ

Quý An (theo CNBC) |

Nhiều dữ liệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát.

Fed, ECB tiếp tục tăng lãi suất chống lại “bóng ma” lạm phát

Quý An |

Mục tiêu chống lạm phát và khôi phục nền kinh tế của Mỹ vẫn còn nhiều thách thức.

Khu công nghiệp nghìn tỉ chậm tiến độ, dân đi không được, ở cũng không xong

Nguyễn Minh - Khánh Linh |

Hoà Bình - Khu công nghiệp Yên Quang với vốn đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng, đến nay vẫn đang chậm tiến độ và chưa bố trí được khu tái định cư cho người dân, khiến dân bất an ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Liên Hợp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraina

Thanh Hà |

Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ngày 23.2 yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức và vô điều kiện khỏi Ukraina và kêu gọi cho một nền hòa bình “công bằng và lâu dài”.

Quảng Ngãi kết thúc Dự án Công viên tình yêu vì đã 8 năm chỉ là bãi thả bò

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dự án Công viên tình yêu ở tỉnh Quảng Ngãi được kỳ vọng sẽ tạo sẽ điểm hẹn hò lãng mạn cho các cặp đôi yêu đương, tuy nhiên đến nay, dự án này đã chậm tiến độ 8 năm, thành bãi đất trống để người dân chăn thả bò. TP Quảng Ngãi quyết định "khai tử" dự án này để làm trường học.

Khi giải quyết thủ tục hành chính, không yêu cầu dân xuất trình sổ hộ khẩu

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23.2.2023 chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo.

Góc nhìn thể thao 100: Sự hồi sinh của Man United

NHÓM PV |

Man United đang có phong độ ấn tượng dưới thời huấn luyện viên Erik ten Hag. Góc nhìn thể thao 100 sẽ cùng bình luận viên Việt Hùng chia sẻ về vấn đề này.

Nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao ở Việt Nam

Anh Tuấn |

Chuyên gia kinh tế vĩ mô cho rằng, lạm phát trong năm 2023 không phải vấn đề lớn. Từ tháng 2 sẽ chứng kiến xu hướng lạm phát giảm dần, sau đó chững lại quanh mức 3-3,5%. Tuy nhiên, áp lực nhất hiện giờ là lãi suất cho vay đang rất cao.

Lạm phát dần phả nhiệt vào thị trường Mỹ

Quý An (theo CNBC) |

Nhiều dữ liệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát.

Fed, ECB tiếp tục tăng lãi suất chống lại “bóng ma” lạm phát

Quý An |

Mục tiêu chống lạm phát và khôi phục nền kinh tế của Mỹ vẫn còn nhiều thách thức.