Fed, ECB tiếp tục tăng lãi suất chống lại “bóng ma” lạm phát

Quý An |

Mục tiêu chống lạm phát và khôi phục nền kinh tế của Mỹ vẫn còn nhiều thách thức.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, phá vỡ xu hướng tăng 0,75% từ bốn cuộc họp trước.

Động thái tăng lãi suất của FED - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến lãi suất từ tài khoản tiết kiệm đến thẻ tín dụng… Việc tăng lãi suất khiến việc vay nợ trở nên đắt đỏ hơn và có thể giúp chống lại lạm phát.

Chủ tịch FED Jerome Powell ghi nhận thành công của các đợt tăng lãi suất trước. Thực tế, lạm phát tại Mỹ đã giảm bớt trong những tháng qua. Sau khi đạt mức cao 9,1% vào tháng 6.2022, lạm phát đã giảm xuống 6,5% vào cuối năm. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với mức 2% mà FED mong muốn.

Ông Powell cho biết: “Nếu báo cáo thị trường lao động tiếp tục tăng mạnh mẽ hoặc báo cáo lạm phát cao hơn, FED sẽ phải mạnh tay hơn và tăng lãi suất nhiều hơn”. Chủ tịch FED không tiết lộ khi nào việc tăng lãi suất dừng lại. Nhưng ông cho biết, từ giờ cho tới năm 2024, FED không kỳ vọng lạm phát giảm xuống 2%.

Tại Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5%. Đây là lần tăng thứ 5 liên tiếp của ECB. Các quyết định về chính sách của ECB sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu thực tế của nền kinh tế và cách tiếp cận trong từng cuộc họp.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde tỏ rõ quyết tâm tăng lãi suất đến mức kiềm chế hoạt động kinh tế để đưa lạm phát trở lại mức 2% trong trung hạn.

Có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã lên đến đỉnh điểm ở Mỹ, Anh và nhiều nền kinh tế thuộc EU. Các ngân hàng trung ương nhận thức được hiệu ứng trễ trong chính sách tiền tệ, có nghĩa là phần lớn tác động của việc tăng lãi suất năm ngoái vẫn chưa cho thấy tác động rõ ràng ở hiện tại.

Sassan Ghahramani - Giám đốc Điều hành của SGH Macro Advisors - nhận định, lập trường chính sách và áp lực lạm phát cơ bản trong khu vực đồng Euro đã đặt ECB vào một “vị trí khác biệt đáng kể” so với FED.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo lắng rằng lạm phát ở EU có thể kéo dài hơn dự kiến, đặc biệt là do thị trường lao động thắt chặt đẩy tiền lương lên cao, chủ yếu là về các thỏa thuận tiền lương đang tăng theo một cách không phù hợp.

Các kế hoạch thu hẹp lượng trái phiếu nắm giữ đáng kể của ECB nhằm kích thích nhu cầu kinh tế sẽ bắt đầu vào tháng 3.2023. ECB sẽ hủy bỏ chương trình mua tài sản, nắm giữ trái phiếu trị giá khoảng 3,3 nghìn tỉ euro (3,6 nghìn tỉ USD) cho đến cuối tháng 6 rồi mới đưa ra quyết định về lãi suất.

Tại Trung Quốc các khoản vay mới bằng nhân dân tệ đã tăng nhiều hơn dự kiến, đạt mức cao kỷ lục tính theo tháng khi nước này tăng cường cho vay để hỗ trợ nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng.

Dong Ximiao - Trưởng nhóm Nghiên cứu tại Merchants Union Consumer Finance Company Limited - cho biết: “Nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang cải thiện, niềm tin và kỳ vọng kinh doanh phục hồi nhanh hơn cũng như nhu cầu tài chính được củng cố”.

Các ngân hàng Trung Quốc có xu hướng cho vay trước hạn vào đầu năm, góp phần vào sự khởi đầu mạnh mẽ của nguồn cung tín dụng.

Trung Quốc có những chính sách hỗ trợ liên tục cho đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất. Các khoản cho vay trong các lĩnh vực trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh hằng năm, bao gồm ngành sản xuất trung dài hạn tín dụng xanh và các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi.Trong hai tháng qua, PBOC đã tiếp tục tăng nguồn vốn trong cơ sở cho vay trung hạn, nhằm giữ cho thanh khoản trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng luôn dồi dào. Ngân hàng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hỗ trợ tín dụng cho nền kinh tế thực. Tháng trước, PBOC đã chi tổng cộng 997,1 tỉ nhân dân tệ tiền mặt vào thị trường.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Giá xe ôtô cũ tại Mỹ leo thang, nỗi lo lạm phát lại bùng lên

Quý An (theo Bloomberg) |

Giá xe ôtô cũ tại Mỹ lại tăng, càng làm tăng nỗi lo lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục tăng lãi suất.

Giới trẻ Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát

Quý An (theo Japan Times) |

Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết giá cả tăng cao đang gây tổn hại cho người tiêu dùng nước này, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Lạm phát ở Pakistan cao kỷ lục trong gần 48 năm

Quý An (theo Bloomberg) |

Nguyên nhân lạm phát cao kỷ lục ở quốc gia Nam Á do nguồn cung bị tắc nghẽn tại các cảng.

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, tài xế đá vào mặt cảnh sát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, tài xế Nguyễn Mạnh Hà đã có lời lẽ xúc phạm, chửi bới, xô đẩy và dùng chân đá vào mặt chiến sĩ cảnh sát hình sự của tổ công tác Y3/141.

Công bố video chưa từng thấy về xác tàu Titanic

Song Minh |

Đoạn video hiếm hoi quay cảnh xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương đã được công bố hôm 15.2.

Giờ thứ 9: Lừa chồng - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Có lẽ chúng ta không còn lại gì với hai chữ “tha thứ”. Nhưng nói thì dễ mà làm được thì rất khó, và không phải ai cũng có thể làm được điều đó.

Tài chính thông minh: Đọc vị cổ phiếu đáng đầu tư trong năm 2023

Nhóm PV |

Thị trường chứng khoán là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận hàng đầu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chưa đủ kiến thức. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay, ông Bùi Tiến Đức - Giám đốc khối đầu tư tại CTCP FIDT - sẽ hé lộ bí quyết chọn cổ phiếu hút tiền trong năm 2023.

Kết luận nguyên nhân vụ sập cửa hàng Circle K khiến nữ sinh tử vong ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Vụ sập cửa hàng Circle K ở quận 4, khiến một nữ sinh tử vong do xảy ra do kết cấu mối hàn công trình yếu, không đảm bảo chất lượng.

Giá xe ôtô cũ tại Mỹ leo thang, nỗi lo lạm phát lại bùng lên

Quý An (theo Bloomberg) |

Giá xe ôtô cũ tại Mỹ lại tăng, càng làm tăng nỗi lo lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục tăng lãi suất.

Giới trẻ Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát

Quý An (theo Japan Times) |

Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết giá cả tăng cao đang gây tổn hại cho người tiêu dùng nước này, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Lạm phát ở Pakistan cao kỷ lục trong gần 48 năm

Quý An (theo Bloomberg) |

Nguyên nhân lạm phát cao kỷ lục ở quốc gia Nam Á do nguồn cung bị tắc nghẽn tại các cảng.