Loạt vướng mắc trong xử lý tranh chấp tín dụng

Lam Duy |

Các vướng mắc trong xử lý tranh chấp phát sinh trong hợp đồng tín dụng và tài sản bảo đảm (TSBĐ) thế chấp khoản vay đang tạo ra nhiều khó khăn và làm hạn chế hiệu quả xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Khúc mắc tranh chấp tín dụng

Khi bàn đến nội dung này, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhìn nhận, việc xử lý nợ xấu và TSBĐ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua đạt được những kết quả tích cực.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 năm 2017 của Quốc hội ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành liên tiếp ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao ban hành Nghị quyết 03 năm 2018 nhằm hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng ban hành Hướng dẫn 25 năm 2022 về một số nội dung kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng và nhờ đó tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả nhằm giải quyết nhanh, dứt điểm nợ xấu tại các TCTD.

Đang có nhiều vướng mắc trong xử lý tranh chấp tín dụng và tài sản bảo đảm. Ảnh minh họa: L.Đ
Đang có nhiều vướng mắc trong xử lý tranh chấp tín dụng và tài sản bảo đảm. Ảnh minh họa: L.Đ

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng trên thực tế, quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng tại tòa án hiện còn một số vướng mắc, bất cập.

Qua nghiên cứu, rà soát, Hiệp hội Ngân hàng thấy rằng ngoài nguyên nhân do những hạn chế, bấp cập trong các quy định của pháp luật, sự sai sót của một số cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay, thực tế cũng phát sinh nhiều vướng mắc do quan điểm giải quyết tranh chấp của các cơ quan tố tụng từ khâu thụ lý đến quá trình giải quyết tại tòa án các cấp còn rất khác nhau và chưa có sự thống nhất.

Cụ thể là trong việc xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định địa chỉ của người bị kiện; việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với TSBĐ; việc áp dụng quy định về lãi suất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án, về giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ theo thủ tục rút gọn, về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự. Đặc biệt liên quan đến bảo vệ người thứ ba ngay tình và đây cũng là vướng mắc mà các TCTD đề nghị Hiệp hội Ngân hàng hỗ trợ có ý kiến bảo vệ quyền lợi hợp pháp nhiều nhất.

Cần thiết phát triển thành án lệ

Thực tế trên đặt ra yêu cầu TAND Tối cao cần xem xét phát triển các bản án, quyết định của tòa án trong lĩnh vực ngân hàng phát triển thành án lệ và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng.

Tổng Thư ký HHNH khẳng định, đây là những vấn đề thực sự cấp thiết mà các TCTD đang gặp phải, cần sớm được tháo gỡ, giải quyết để hỗ trợ việc thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu, nợ tồn đọng, nợ xấu tiềm ẩn của các TCTD vẫn đang tiếp tục phát sinh và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các TCTD đang tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, trong đó biện pháp tố tụng vẫn là lựa chọn cơ bản, chủ yếu.

Trong khi đó theo ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra về dân sự, TAND Tối cao, Nghị quyết 03 của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD...

Tuy nhiên cho đến nay, việc giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến TSBĐ của khoản nợ xấu vẫn còn hạn chế. Hầu hết các tranh chấp liên quan đến TSBĐ thường rất phức tạp nên không được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà vẫn theo thủ tục tố tụng thông thường.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu, TSBĐ như: Đánh giá tính khả thi của quy định về áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp về TSBĐ của khoản nợ xấu; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước trong việc tạo cơ chế xử lý nợ xấu tại tòa án; đặc biệt là đồng bộ các cơ chế quy định về quản lý, đăng ký TSBĐ.

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất, quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu công khai, tra cứu thông tin, phòng tránh rủi ro, tranh chấp và bảo đảm ổn định quan hệ sử dụng đất, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ban hành Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin đối với các vụ việc mà Tòa án giải quyết; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xác minh, thẩm định của TCTD đối với TSBĐ.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Siết tín dụng, bất động sản Việt Nam vẫn là điểm nóng "hút" dòng vốn ngoại

KHÁNH LINH |

TPHCM - Nguồn cung khan hiếm, dòng vốn bị hạn chế đang là các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Song thị trường BĐS Việt Nam được chuyên gia nhận định vẫn sẽ là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế trong thời gian tới.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Chuyên gia bày cách tránh bẫy tín dụng đen

LƯƠNG HẠNH |

Tiến sĩ - trung tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) đã đưa các giải pháp để giúp người lao động hạn chế sa vào cạm bẫy tín dụng đen.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Siết tín dụng, bất động sản Việt Nam vẫn là điểm nóng "hút" dòng vốn ngoại

KHÁNH LINH |

TPHCM - Nguồn cung khan hiếm, dòng vốn bị hạn chế đang là các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Song thị trường BĐS Việt Nam được chuyên gia nhận định vẫn sẽ là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế trong thời gian tới.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Chuyên gia bày cách tránh bẫy tín dụng đen

LƯƠNG HẠNH |

Tiến sĩ - trung tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) đã đưa các giải pháp để giúp người lao động hạn chế sa vào cạm bẫy tín dụng đen.