Kinh tế số bắt đầu từ từng quả cam, con lợn

Phong Nguyễn - Nguyễn Đăng |

Để kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030 là một mục tiêu rất khó khăn, thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá. Chính phủ đã quy định chi tiết nội dung chỉ tiêu “Tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước”, coi chuyển đổi số là bàn đạp cho sự tăng trưởng.

Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã cũng tham gia chuyển đổi số

Cách Hà Nội 55km có một vườn cam đặc biệt, vườn cam HD, được canh tác theo các nguyên lý và các phương pháp mới nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Huyền Diệu - chủ trang trại HD cho hay: Vốn là dân công nghệ thông tin chuyên làm chuyển đổi số cho truyền hình, nên công tác số hóa và chuyển đổi số cho vườn được ông đặt vấn đề ngay từ ngày đầu khởi động trại.

Theo đó, ngay từ đầu, hệ thống tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây đã được triển khai, vườn được chia làm 39 vùng tưới độc lập và toàn bộ công tác điều khiển tưới, điều khiển bơm dinh dưỡng được điều khiển từ xa. Toàn bộ hệ thống phần cứng và phần mềm được các nhân viên của HD Việt Nam - đơn vị chuyên chuyển đổi số truyền hình thực hiện.

"Hệ thống cho phép thực hiện việc tưới tiêu và châm phân từ Hà Nội, điều khiển tay cho từng vùng tưới hoặc đặt lịch tưới tự động cho từng vùng" - ông Nguyễn Huyền Diệu nói.

Là DN đặc thù với 100% nhân viên là người khuyết tật, bản thân anh Phạm Việt Hoài - Chủ tịch HĐQT Công ty KymViet (cũng là người khuyết tật) ý thức được công nghệ số là vấn đề sống còn, bởi toàn bộ nhân sự là người khuyết tật: Khiếm thính, khiếm thị, bại liệt... không thể trực tiếp đi bán hàng, hoặc nếu có cũng không hiệu quả nên KymViet đã nhanh chóng số hóa hoạt động quản trị, bán hàng.

“Chúng tôi áp dụng phần mềm ZOHO, là một bộ giải pháp phần mềm cho DN. Bộ giải pháp có rất nhiều phần, như phần CRM sẽ hỗ trợ cho đội bán hàng làm việc trực tiếp với khách hàng, thông qua tự động hóa, phân tích, thúc đẩy. Áp dụng công nghệ này, chúng tôi có thể bao quát được khách hàng, đánh giá tình hình, những nhóm hàng đạt doanh số cao để tập trung sản xuất… Việc bán hàng hoàn toàn số hóa, do đó hiệu quả tăng lên rất nhiều so với việc làm thủ công trước đây” - anh Phạm Việt Hoài nói.

Ông Nguyễn Thế Anh - Phó Giám đốc HTX Chăn Nuôi dịch vụ tổng hợp Hoà Mỹ - Vạn Thái (Hà Nội) chia sẻ: HTX của ông cũng ứng dụng chuyển đổi số vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

“Từ chỗ cho ăn thủ công, ước lượng, hiện nay HTX ứng dụng phần mềm quản lý, cho ăn tự động theo trọng lượng từng con. Do đó, đàn lợn lớn đều, khỏe mạnh, năng suất cao hơn” - ông Nguyễn Thế Anh nói. Những trường hợp nêu trên cho thấy rằng, không chỉ DN lớn, mà cả những DN nhỏ và vừa, hợp tác xã... cũng đã áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh.

Việc áp dụng thành tựu về công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống sản xuất đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Hải Nguyễn
Việc áp dụng thành tựu về công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống sản xuất đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Hải Nguyễn

Tiềm năng phát triển kinh tế số còn rất lớn

Thời gian qua, TPHCM đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số, với mục tiêu đến năm 2025, đóng góp khoảng 25% trong GRDP và nâng lên 40% vào năm 2030. So với các địa phương khác, các chỉ tiêu của TPHCM đều cao hơn từ 5-10%.

Theo báo cáo từ Sở TTTT TPHCM, trong năm 2021, đóng góp của kinh tế số trong GRDP của địa phương là 15,38% (thống kê chưa đầy đủ, chưa bao gồm TMĐT), tỉ lệ này được nâng lên thành 18,66% năm 2022.

Với việc có gần 270.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, trong đó có 7.000 doanh nghiệp thông tin và truyền thông, chiếm gần 1/3 doanh nghiệp cả nước, đóng góp vào GRDP gần 1,5 triệu tỉ đồng cho địa phương năm 2022, TPHCM có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế số.

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và đến năm 2030 chiếm 30% GRDP. Nếu như năm 2021, kinh tế số đã chiếm 5% và được nâng lên thành 8% năm 2022, dự kiến năm 2023 đạt 12% GRDP.

Chia sẻ với PV Lao Động về tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT) nhấn mạnh: Để phục vụ đo lường nền kinh tế số, Bộ KHĐT đã ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT quy định Hệ thống chỉ tiêu kinh tế số gồm 50 chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu “Tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước”, đây là chỉ tiêu được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê.

"Tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước” là chỉ tiêu toàn quốc, còn tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn” là trên địa bàn tỉnh, thành phố. Để thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam cần có sự tham gia tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Vì vậy, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về xu hướng, vai trò và định hướng ứng dụng kinh tế số trong phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay" - bà Hương nhấn mạnh.

Cuối năm 2023 công bố kết quả đo lường kinh tế số ở Việt Nam
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, kinh tế số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Qua kết quả tính toán thử nghiệm đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong GDP tiếp cận từ cả phía cung và cầu cho thấy tỉ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP năm 2022 là 12,86%.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, dự kiến cuối năm 2023, Tổng cục Thống kê sẽ chính thức công bố tỉ trọng kinh tế số trong GDP, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Để bảo đảm tiến độ biên soạn, công bố chỉ tiêu này, ngay sau khi Luật Thống kê sửa đổi năm 2021 được thông qua, Tổng cục Thống kê đã xây dựng, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện môi trường thể chế, là cơ sở cho việc thu thập, tổng hợp, biên soạn và công bố các chỉ tiêu về kinh tế số vào cuối năm nay.

Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cuối năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỉ USD trong năm 2021 lên 23 tỉ USD, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử (TMĐT) so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo đánh giá TMĐT trở thành “đầu tàu” trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong năm 2023.

Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ một số lĩnh vực như: Thương mại điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử… Tuy nhiên, còn rất nhiều lĩnh vực có tiềm năng rất lớn, trên thế giới phát triển rất mạnh và có thành tựu lớn nhưng Việt Nam lại chưa theo kịp.

Ví dụ, lĩnh vực giải trí số, âm nhạc, phim, sách nói, game online, trên thế giới đang phát triển bùng nổ, trở thành ngành công nghiệp mang về nhiều tỉ USD. Riêng âm nhạc trực tuyến năm 2022 đạt con số 20 tỉ USD, có tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm trong 3 năm trở lại đây. Phim, hay game online cũng thành ngành công nghiệp mũi nhọn của các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… thì ở Việt Nam hầu như không có số liệu báo cáo nào về các lĩnh vực này.

Bà Quyên Phạm - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam

Phong Nguyễn - Nguyễn Đăng
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng và sự xuất hiện của khái niệm mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc gia, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức phải đổi mới.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số

Vân Trường |

Ngày 14.9, tại Nam Định, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Nguyễn Thị Hương hụt huy chương Canoe

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

Đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được chốt giá hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Sau 15 ngày, người trúng đấu giá biển số 51K-888.88 vẫn chưa nộp tiền, vậy nên kết quả đấu giá sẽ bị hủy. Biển số xe ôtô "siêu đẹp" này sẽ được đưa ra đấu giá lại.

Ngày đầu xét xử ông Trump trong vụ kiện 250 triệu USD

Song Minh |

Ngày 2.10, cựu Tổng thống Donald Trump ra hầu tòa, đối mặt với cáo buộc gian lận về giá trị tài sản.

Tuyến cao tốc đầu tiên của Tuyên Quang dần hình thành

Nguyễn Tùng |

Chỉ còn 3 tháng nữa để về đích theo tiến độ cam kết, các nhà thầu tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đang tăng tốc thi công, một số đoạn đã đủ điều kiện thảm nhựa mặt đường.

Dự báo thời điểm đợt không khí lạnh đầu tiên tràn xuống miền Bắc

Minh Hà |

Dự báo khoảng ngày 7-8.10, miền Bắc có thể đón đợt không khí lạnh đầu tiên của mùa đông năm nay.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng và sự xuất hiện của khái niệm mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc gia, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức phải đổi mới.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số

Vân Trường |

Ngày 14.9, tại Nam Định, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.