Kinh doanh thời trang cũ sống khoẻ sau dịch COVID-19

Thu Giang |

Kinh doanh thời trang cũ (second hand) đang trở lại xu hướng tiêu dùng được nhiều giới trẻ tại TP Hà Nội quan tâm.

Theo ghi nhận của PV Lao Động,  những mặt hàng quần áo, thời trang cũ  thường được bán với giá siêu rẻ tại các khu chợ Đông Tác, chợ hàng thùng Kim Liên, chợ đồ si Đặng Văn Ngữ (Hà Nội).

Chỉ từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng, nhiều gian hàng tại đây còn thường xuyên bán đồ đồng giá từ 20.000 - 30.000 đồng/chiếc, chất lượng, kiểu dáng đa dạng, được nhiều người trẻ quan tâm.

A
Mặt hàng quần áo, thời trang thường được bán với giá rẻ tại các khu chợ đồ cũ Hà Nội. Ảnh: Hồng Huyền

Chị Linh (sinh sống và làm việc tại Hà Nội) chia sẻ, chị thường đến chợ Đông Tác từ khá sớm để chọn mua quần áo. Hôm nay trời mưa, ít khách nên việc chọn đồ của chị cũng dễ dàng hơn.

A
Nhiều người đến chợ đồ cũ từ khá sớm để chọn mua quần áo. Ảnh: Hồng Huyền

Thông (20 tuổi, đang sinh sống tại quận Hà Đông) cũng đi chọn đồ cũ tại chợ Đặng Văn Ngữ, nói: "Em bắt đầu mua đồ cũ từ mấy năm trước, chủ yếu mua ở mấy khu chợ gần đây và trên mạng xã hội.

Khoảng 1 - 2 tháng em lại đến chợ một lần. Em thích mua đồ cũ vì tiết kiệm, nếu chịu khó chọn kỹ còn có thể mua được những bộ quần áo phù hợp với giá rẻ".

A
Để tiết kiệm, nhiều nhóm bạn trẻ còn rủ nhau đi chọn mua đồ cũ. Ảnh: Hồng Huyền

Tương tự, chị Trang (chủ cửa hàng kinh doanh đồ cũ Vintage Boutique tại Đường Láng) cũng cho biết, rất nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang dùng hàng thời trang cũ vì giá rẻ, tiết kiệm.

“Ngoài bán trực tiếp tại cửa hàng, tôi còn livestream tại kho vào hai ca sáng, tối. Những dịp cao điểm như hè - đông, trung bình mỗi ngày sẽ bán được gần 1.000 đơn.

A
Kinh doanh thời trang cũ hút khách do giá thành phù hợp với mức thu nhập của nhiều người dân, học sinh, sinh viên... Ảnh: Hồng Huyền

Trong những kiện hàng nhập về từ nước ngoài, có cả những sản phẩm mới vẫn còn nguyên tag, nhiều sản phẩm của những thương hiệu lớn. Nhiều mẫu mã chỉ có một chiếc duy nhất nên nếu khách không kịp đặt mua trước sẽ hết” - chị Trang nói.

A
Thị trường đồ second hand tại Việt Nam hiện tại đang khá hấp dẫn và nhiều cơ hội tiếp cận người dùng trẻ. Ảnh: Hồng Huyền

Chị Thư Vũ - nhà sáng lập của Passii (nền tảng ký gửi và mua bán thời trang cũ trực tuyến) - nhận định, thị trường đồ second hand tại Việt Nam hiện tại đang khá hấp dẫn và nhiều cơ hội vì sự thay đổi trong quan niệm của người dùng (nhất là người dùng trẻ thế hệ Z) đối với việc mua sắm đồ cũ và cách lựa chọn, thông qua việc tái sử dụng, kéo dài tuổi thọ của một món quần áo.

A
RedSeer Strategy Consultants dự báo thị trường đồ cũ ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt 5 tỉ USD vào năm 2026. Ảnh: Hồng Huyền 

Theo nghiên cứu của RedSeer Strategy Consultants (Đơn vị tư vấn viên quản trị doanh nghiệp ở Ấn Độ) dự báo, thị trường đồ cũ ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt 5 tỉ USD vào năm 2026, tăng lớn so với giá trị hiện tại là 1,1 tỉ USD.

Cụ thể, các mặt hàng đồ cũ được tiêu thụ rộng rãi nhất là đồ điện tử, đồ gia dụng gia đình, và quần áo. 83% người Việt Nam được hỏi trong nghiên cứu đã từng mua hàng đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua tiếp trong tương lai.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cửa hàng kinh doanh ở phố Tây đìu hiu, đóng cửa hàng loạt

Phạm Hồng |

Dù đang bước vào mùa du lịch thế nhưng, nhiều cửa hàng trên tuyến phố trung tâm Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (TP Hà Nội) vẫn đóng cửa vì kinh doanh ảm đạm, vắng vẻ khách hàng sử dụng dịch vụ.

Thương hiệu đồng loạt di dời, mặt bằng kinh doanh ngày càng ế ẩm

Lan Nhi |

Nhiều thương hiệu, nhãn hàng gần đây có xu hướng thận trọng mở mới khiến loạt mặt bằng kinh doanh tại các quận trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng ế ẩm. Diễn biến này được dự báo sẽ còn kéo dài trong suốt năm 2023.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Nguyên nhân cây cầu vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội vắng người qua lại

PHƯƠNG ANH |

Dù đã gần 8 tháng được chính thức đưa vào hoạt động, nhưng cầu vòm thép Linh Đàm vẫn "vô hình" trong mắt người dân.

Tắc đường trong khu công nghiệp vì taxi hoạt động bát nháo

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Tình trạng taxi hãng và cả taxi dù ngang nhiên đậu đỗ, đón trả khách tràn lan trong đường nội bộ, trước cửa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) vào giờ cao điểm gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự.

Nhà ở xã hội bỏ hoang, công nhân thanh lý hợp đồng, nhận lại tiền

Trần Tuấn |

Sau 7 lần bị lỡ hẹn bàn giao, trong khi nhiều lần đến dự án nhà ở xã hội thấy cảnh bỏ hoang, chị H, công nhân KCN Quế Võ tiến hành thanh lý hợp đồng, được chủ đầu tư cam kết hoàn trả tiền đã đóng.

Những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo mới sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng căn bản và toàn diện. Vậy những quy định quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này gồm những nội dung nào?

Thành Thắng Group: Từ lâu đài nghìn tỉ đến khách sạn không phép ở Ninh Bình

Quang Dân |

Đại gia Đỗ Văn Tiến (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Thành Thắng Group - là chủ của lâu đài Thành Thắng, được mệnh danh là công trình nhà ở cao nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Thành Thắng cũng là đơn vị xây dựng khách sạn cao cấp 3 sao khi chưa được cấp phép, được Sở Xây dựng Ninh Bình hợp thức hóa cho sai phạm mà Lao Động đã đề cập mới đây.

Hà Nội: Cửa hàng kinh doanh ở phố Tây đìu hiu, đóng cửa hàng loạt

Phạm Hồng |

Dù đang bước vào mùa du lịch thế nhưng, nhiều cửa hàng trên tuyến phố trung tâm Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (TP Hà Nội) vẫn đóng cửa vì kinh doanh ảm đạm, vắng vẻ khách hàng sử dụng dịch vụ.

Thương hiệu đồng loạt di dời, mặt bằng kinh doanh ngày càng ế ẩm

Lan Nhi |

Nhiều thương hiệu, nhãn hàng gần đây có xu hướng thận trọng mở mới khiến loạt mặt bằng kinh doanh tại các quận trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng ế ẩm. Diễn biến này được dự báo sẽ còn kéo dài trong suốt năm 2023.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.