Dự án hoạt động nhiều năm mới lộ sai phạm

Viên Nguyễn |

Chưa đầy đủ thủ tục pháp lý, nhưng dự án khu du lịch (KDL) Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa vẫn hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều năm. Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi mới ký quyết định, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong tình trạng “sự đã rồi”, khiến dư luận đặt nghi vấn chính quyền quá ưu ái cho doanh nghiệp…

Làm dự án kiểu “tiền trảm hậu tấu”

KDL Nghĩa Thuận, do Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Hà - Mỹ Á làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng năm 2017. Dự án có diện tích 15,76ha, được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích sử dụng đất 11ha, vốn đầu tư gần 120 tỉ đồng, đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ cuối năm 2018.

Sau gần 3 năm hoạt động, đến ngày 7.7.2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi mới ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng 100.889,2m2 đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đồng thời trong cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Ngãi “thần tốc” ban hành thêm quyết định cho thuê số diện tích đất này, để Công ty Hà - Mỹ Á thực hiện dự án KDL Nghĩa Thuận.

Liên quan đến dự án này, năm 2020, Tỉnh ủy Quảng Ngãi từng kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Theo đó, ông Đỗ Minh Hải nguyên Giám đốc TNMT chịu trách nhiệm người đứng đầu đối với những khuyết điểm, vi phạm của tập thể lãnh đạo Sở trong việc tham mưu, phối hợp tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án Khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng Nghĩa Thuận, vi phạm pháp luật đất đai.

Ông Nguyễn Đăng Lộc - Phó Giám đốc Sở KHĐT chịu trách nhiệm với tập thể lãnh đạo sở trong việc tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án tuyến đường nối từ đường ĐT.623B vào khu vực Dự án Khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng Nghĩa Thuận, vi phạm pháp luật đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng.

Quyết định chủ trương Dự án Khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng Nghĩa Thuận khi chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Tư Nghĩa, chưa có Nghị quyết của HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Ông Nguyễn Phong - Giám đốc Sở Xây dựng nay là Giám đốc Sở GTVT - đã thiếu kiểm tra, thanh tra để chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình Dự án Khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng Nghĩa Thuận và đưa vào hoạt động khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về xây dựng, vi phạm Luật Xây dựng, Luật Đất đai.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho hay, KDL sinh thái Nghĩa Thuận thuộc diện thu hút đầu tư, nên huyện, tỉnh đã tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp xây dựng công trình, mặc dù vào thời điểm đó một số thủ tục còn thiếu sót.

Huyện đã nhiều lần chỉ đạo cho nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục, nhưng đến nay vẫn chưa đầy đủ. Thời gian đến, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục.

Liệu “ván” đã “đóng thuyền”?

Dự án KDL Nghĩa Thuận (giai đoạn 1), đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ nhiều năm, giờ mới đề xuất và được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, là điều trái khoáy khi vụ việc như “ván” đã “đóng thuyền”.

Nhiều người dân Quảng Ngãi dân cho rằng, khi người dân xây dựng một công trình rất nhỏ hoặc đổ đất nền trên đất nông nghiệp thì lập tức sẽ bị chính quyền kiểm tra xử lý, trong khi doanh nghiệp lớn thiếu hàng loạt các thủ tục pháp lý trong nhiều năm nhưng vẫn được khởi công xây dựng dự án và hoạt động suốt nhiều năm.

Ông Lê Hữu Mai, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa cho biết, khu vực xây dựng dự án trước kia toàn là đất nông nghiệp, nguồn sinh kế chính của nhiều người dân. Riêng gia đình tôi giao 500m2 đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng dự án với mức đền bù khoảng 100 triệu đồng. Vì sự phát triển chung, nên gia đình giao đất, chứ thật sự rất xót, vì giao đất xong, mất sinh kế lâu dài.

Từ khi dự án này hoạt động, người dân chúng tôi không được hưởng lợi gì. Dự án suốt 3 năm thiếu hàng loạt thủ tục, nhưng nhà đầu tư vẫn ngang nhiên hoạt động, khiến người dân cảm thấy rất bất thường.

Bà Võ Thị Hà ở xã Nghĩa Thuận cho biết, Gia đình tôi giao 310m2 phục vụ xây dựng dự án trên. Chỉ mong chính quyền hạn chế thu hồi đất nông nghiệp để làm các dự án thương mại, khiến nông dân mất đất sản xuất. Việc dự án trên không có giấy phép mà vẫn làm được khiến người dân bất ngờ. Nếu ở trên không có sự ưu ái thì làm sao doanh nghiệp dám làm...

Viên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vụ “xẻ thịt” Vườn quốc gia Bái Tử Long: Quảng Ninh “mở đường” cho dự án sai phạm

Nhóm PV |

Mặc dù biết phạm vi xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trạm kiểm soát trên sông, vịnh - Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Vân Đồn chưa được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến điều chỉnh ra khỏi ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long, nhưng cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn “tạo điều kiện” cho Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Vân Đồn triển khai xây dựng dự án, để lại hậu quả khôn lường.

Kon Tum sẽ chấn chỉnh lại các dự án sai phạm về đất đai

THANH TUẤN |

Kon Tum – Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận về các vi phạm liên quan đến các dự án đất đai, UBND tỉnh Kon Tum khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc, chấn chỉnh các sai phạm.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Vụ “xẻ thịt” Vườn quốc gia Bái Tử Long: Quảng Ninh “mở đường” cho dự án sai phạm

Nhóm PV |

Mặc dù biết phạm vi xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trạm kiểm soát trên sông, vịnh - Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Vân Đồn chưa được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến điều chỉnh ra khỏi ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long, nhưng cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn “tạo điều kiện” cho Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Vân Đồn triển khai xây dựng dự án, để lại hậu quả khôn lường.

Kon Tum sẽ chấn chỉnh lại các dự án sai phạm về đất đai

THANH TUẤN |

Kon Tum – Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận về các vi phạm liên quan đến các dự án đất đai, UBND tỉnh Kon Tum khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc, chấn chỉnh các sai phạm.