Lãng phí nguồn lực đất đai: Xử lý dứt điểm, tránh đùn đẩy trách nhiệm

Cao Nguyên |

Thu hồi đất của các dự án “treo”, dự án bỏ hoang là câu chuyện phức tạp từ xưa đến nay. Trong khi quỹ đất để phát triển hạ tầng phúc lợi thì ngày càng eo hẹp, nhưng các dự án được giao hay diện tích đất để hoang hóa vẫn còn nhiều. Điều này đang cho thấy những bất cập rất lớn trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị, trực tiếp bóp nghẹt nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Nhiều đất bỏ hoang

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.

Báo cáo bước đầu của đoàn giám sát cho thấy, việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai kém hiệu quả, nhưng chưa được khắc phục. Số lượng, diện tích đất đai chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó, việc thu hồi các dự án không triển khai thực hiện, chậm tiến độ chưa được thực hiện theo đúng quy định của luật Đất đai.

Báo cáo dẫn số liệu của Bộ Tài chính cho hay, giai đoạn giai đoạn 2016 - 2021 vẫn còn hơn 650 triệu m2 đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, có vi phạm pháp luật. Trong khi đó, diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa đã xử lý thu hồi là hơn 1,6 triệu m2.

Tuy nhiên, báo cáo cho hay, số tiền xử phạt vi phạm thu được lại rất nhỏ cả giai đoạn chỉ có 242.082 triệu đồng. Báo cáo của đoàn giám sát cũng cho hay, qua báo cáo của Bộ TN-MT, tình hình thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai của cả nước từ khi ban hành luật Đất đai năm 2013 đến nay vẫn còn lớn.

Theo đó, đã thu hồi hoặc hủy bỏ 336/575 dự án, công trình với tổng diện tích 99.543,97 ha đối với dự án, công trình đã có quyết định giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ.

Bóp nghẹt nguồn thu ngân sách

Trao đổi với Lao Động, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hiện nay các địa phương mới dừng lại ở việc thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư nếu dự án chậm triển khai mà khó thu hồi được đất, nhất là trong trường hợp đất do chủ đầu tư tự đền bù, giải phóng mặt bằng. Bởi luật quy định nhà nước chỉ được thu hồi đất trong một số trường hợp cần thiết mà không có trường hợp dự án chậm triển khai. Luật Đất đai cũng không quy định rõ như thế nào là không đưa vào sử dụng, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khe hở này để đối phó với cơ quan chức năng bằng cách triển khai “nhỏ giọt”, mỗi năm một ít.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ, để xảy ra tình trạng dự án “treo”, dự án chậm triển khai trong nhiều năm nguyên nhân từ công tác quản lý lỏng lẻo, thiếu sự kiểm soát và xử lý trong việc sử dụng đất, thiếu thể chế quản lý tiến độ các dự án…

Tất nhiên, việc thu hồi các dự án “treo” là không hề dễ dàng, nhưng không phải là không thể thực hiện, quan trọng là chính quyền phải thật cương quyết, cần phải có biện pháp xử lý dứt điểm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Với những dự án chủ đầu tư chậm triển khai do chủ đầu tư không đủ năng lực cần có biện pháp xử lý thu hồi giao cho doanh nghiệp khác có năng lực để triển khai dự án, từ đó không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, quỹ đất để phát triển hạ tầng phúc lợi thì ngày càng eo hẹp, trong khi diện tích đất để hoang hóa lại lên đến hàng triệu mét vuông. Điều này đang cho thấy những bật cập rất lớn trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị, trực tiếp bóp nghẹt nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

“Luật Đất đai, Luật Đầu tư đều có quy định thời hạn thực hiện dự án, quá thời hạn, chậm tiến độ sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, cần thống nhất và đồng bộ các quy định pháp luật về thời hạn thu hồi đất đối với các dự án chậm triển khai, không triển khai hay triển khai sai quy hoạch.

Khi luật được thống nhất, cơ quan quản lý mới dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo trong công tác thu hồi. Bên cạnh đó là việc giải quyết các dự án “treo” thì bài toán hậu thu hồi dự án và tính nghiêm minh trong thực thi của các cơ quan quản lý” - luật sư Nguyễn Huy An nói thêm.

Vào gần giữa tháng 2.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích gây lãng phí đất đai. Đồng thời chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về vụ dự án treo suốt 2 thập kỷ?

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau khi bài viết Dự án treo suốt 2 thập kỷ khiến 22 hộ dân "đi không được, ở không xong" được đăng tải, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình đã cung cấp thêm thông tin, hướng xử lý của chính quyền về dự án trên.

Dự án treo suốt 2 thập kỷ khiến 22 hộ dân "đi không được, ở không xong"

NGUYỄN TRƯỜNG |

Một dự án 20 tỉ đồng triển khai dở dang và nằm bỏ hoang suốt 2 thập kỷ qua đã khiến 22 hộ dân tại phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình) lâm vào cảnh "đi không được, ở không xong".

Bình Dương: Cận cảnh dự án treo 14 năm khiến người dân sống chật vật

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một dự án bất động sản "treo" suốt 14 năm giữa lòng thành phố Thủ Dầu Một. Đến nay, những người dân sống tại đây vẫn chưa hết cảnh chật vật vào mùa mưa, thậm chí thấp thỏm lo sợ nhà đổ sụp.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về vụ dự án treo suốt 2 thập kỷ?

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau khi bài viết Dự án treo suốt 2 thập kỷ khiến 22 hộ dân "đi không được, ở không xong" được đăng tải, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình đã cung cấp thêm thông tin, hướng xử lý của chính quyền về dự án trên.

Dự án treo suốt 2 thập kỷ khiến 22 hộ dân "đi không được, ở không xong"

NGUYỄN TRƯỜNG |

Một dự án 20 tỉ đồng triển khai dở dang và nằm bỏ hoang suốt 2 thập kỷ qua đã khiến 22 hộ dân tại phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình) lâm vào cảnh "đi không được, ở không xong".

Bình Dương: Cận cảnh dự án treo 14 năm khiến người dân sống chật vật

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một dự án bất động sản "treo" suốt 14 năm giữa lòng thành phố Thủ Dầu Một. Đến nay, những người dân sống tại đây vẫn chưa hết cảnh chật vật vào mùa mưa, thậm chí thấp thỏm lo sợ nhà đổ sụp.