Có 28 triệu con lợn, nhưng xuất khẩu thịt lợn "giẫm chân tại chỗ"

Vũ Long |

Có 28 triệu con lợn, hàng trăm triệu gia cầm, dê, cừu và 12 tỉ quả trứng… nhưng xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam quá thấp.

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa xứng với tiềm năng

Trao đổi với PV Lao Động chiều 27.10, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn bày tỏ tiếc nuối khi ngành chăn nuôi "nắm trong tay" trên 28 triệu con lợn, nhưng gần như không xuất khẩu được mảnh thịt lợn nào.

"Thực tế, 9 tháng năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 22,8 triệu USD thịt heo (lợn), nhưng gần như 100% là xuất khẩu heo sữa. Để xuất khẩu được thịt heo thì cần xây dựng tiêu chuẩn chăn nuôi, chế biến và xây dựng thương hiệu cho thịt heo, nhưng hoàn toàn không làm. Với 28 triệu con heo, nhưng không xuất khẩu được mảnh thịt nào, quả là đáng buồn, đáng tiếc và đáng trách" - ông Nguyễn Văn (chủ trang trại chăn nuôi 22.000 con lợn thương phẩm tại Đông Nam Bộ) buồn rầu chia sẻ với PV Lao Động.

Ngành chăn nuôi cũng thừa nhận: Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn đạt được 9 tháng qua, 99,7% là thịt lợn sữa đông lạnh và chỉ xuất khẩu duy nhất được sang thị trường Hongkong. Xuất khẩu các chế phẩm từ thịt động vật chỉ đạt 21,6 triệu USD; xuất khẩu thịt gia cầm đạt 15,2 triệu USD nhưng cũng chỉ xuất khẩu được sang các nước và vùng quốc gia tại Châu Á. Các mặt hàng thịt khác như thịt trâu bò, cừu dê, phụ phẩm sau giết mổ có kim ngạch không đáng kể.

Số liệu cho thấy, mặc dù xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 9 tháng năm 2021 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 294,4 triệu USD, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Trong các mặt hàng chăn nuôi, chỉ có sữa và các sản phẩm từ sữa có giá trị kim ngạch lớn nhất với 87 triệu USD. Xuất khẩu sản phẩm thịt chỉ đạt 76 triệu USD, trong đó xuất khẩu thịt lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng cũng chỉ đạt 22,8 triệu USD.

Cần tái cơ cấu ngành chăn nuôi, không để doanh nghiệp "tự bơi"

Bộ NNPTNT cũng thẳng thắn nhìn nhận: Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa xứng với sản lượng sản xuất hàng năm là do công tác chế biến yếu và thiếu. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, đến hết năm 2020, cả nước có 104 cơ sở, nhà máy quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại có quy mô nhỏ lẻ. Trong số các cơ sở quy mô công nghiệp, có, 64 nhà máy và sản phẩm thịt chế biến khoảng trên 1,1 triệu tấn, chiếm 19-20% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; 5 nhà máy và sản lượng trứng chế biến khoảng trên 100 triệu quả trứng/năm, chiếm khoảng 0,7% tổng sản lượng trứng sản xuất trong nước.

Tỉ lệ xuất khẩu trứng, thịt của Việt Nam còn thấp. Ảnh: Vũ Long
Tỉ lệ xuất khẩu trứng, thịt, sữa của Việt Nam còn thấp. Ảnh: Vũ Long

Các sản phẩm trứng chế biến chủ yếu là trứng muối, bột trứng, trứng đóng hộp; 35 nhà máy chế biến sữa, trong đó phần lớn các nhà máy chế biến có công nghệ tiên tiến, tính tự động hóa cao...

Ông Nguyễn Văn Tú - một doanh nhân lăn lộn trong lĩnh vực chăn nuôi trên 25 năm, từng "làm Giám đốc thuê" cho nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI trên dải đất miền Trung và Đông Nam Bộ cho rằng, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn, cần xây dựng được 1 thương hiệu đủ lớn của doanh nghiệp Việt, trong đó phải chủ động trọn gói các khâu. Nhưng Việt Nam chưa làm được.

“Phía doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất để hạ giá thành. Tuy nhiên, Nhà nước phải vào cuộc: Cục Thú y cần hỗ trợ để xây dựng bộ tiêu chí rõ ràng. Nhà nước cần hỗ trợ quảng bá thương hiệu, trước mắt tại các nước Lào, Campuchia, châu Phi; ưu đãi về vốn, thuế, giá cho thuê đất, thủ tục hành chính… cho các doanh nghiệp nội địa để tăng tiềm lực cạnh tranh, không để doanh nghiệp phải "tự bơi" như hiện nay" – ông Nguyễn Văn Tú nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh - Công ty TNHH De Heus thông tin: Doanh nghiệp đang đẩy mạnh để sớm xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Doanh nghiệp cũng nắm được nhu cầu nhập khẩu thịt gà của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore rất lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ NNPTNT cần cung cấp thêm thông tin và hỗ trợ đàm phán xuất khẩu.

Theo Cục Chăn nuôi, với tổng đàn lợn 28 triệu con, tổng đàn gia cầm khoảng 523 triệu con, tổng đàn bò gần 6,3 triệu con, đàn trâu đạt 2,34 triệu con, đàn dê: 2,65 triệu con, cừu: 115 nghìn con... Việt Nam đủ năng lực cung ứng thực phẩm cho thị trường nội địa và còn dư để xuất khẩu.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cả nước đủ năng lực cung ứng thực phẩm, thịt lợn tiêu Tết

Vũ Long |

Nguồn cung thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lợn đảm bảo đủ cho nhu cầu tiêu dùng, kể cả Tết Nguyên đán.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng phi mã, không nhập khẩu ồ ạt

SONG ANH (Theo sina) |

Tại Trung Quốc, giá thịt lợn đang có chiều hướng tăng phi mã. Tuy nhiên, khi giá tăng cao, sản lượng giết mổ của các trang trại, các hộ chăn nuôi liền chững lại. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dự kiến không nhập khẩu thêm thịt lợn.

Khẩn trương có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá thịt lợn

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sẽ khẩn trương có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá thịt lợn, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi, các khâu trung gian, người tiêu dùng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cả nước đủ năng lực cung ứng thực phẩm, thịt lợn tiêu Tết

Vũ Long |

Nguồn cung thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lợn đảm bảo đủ cho nhu cầu tiêu dùng, kể cả Tết Nguyên đán.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng phi mã, không nhập khẩu ồ ạt

SONG ANH (Theo sina) |

Tại Trung Quốc, giá thịt lợn đang có chiều hướng tăng phi mã. Tuy nhiên, khi giá tăng cao, sản lượng giết mổ của các trang trại, các hộ chăn nuôi liền chững lại. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dự kiến không nhập khẩu thêm thịt lợn.

Khẩn trương có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá thịt lợn

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sẽ khẩn trương có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá thịt lợn, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi, các khâu trung gian, người tiêu dùng.