Chống thất thoát để tăng nguồn thu ngân sách

CAO NGUYÊN |

Trong Nghị quyết 86 ngày 6.8 về những giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách, tập trung kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bảo đảm kinh phí cho phòng chống dịch

Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28.7.2021 đến hết ngày 31.12.2022.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19; giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch.

Thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác.

Ngoài ra, thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ngày 13.8, trao đổi với PV Báo Lao Động về việc thực hiện Nghị quyết 86 này, một cán bộ Bộ Tài chính cho biết, hiện nay phía Bộ đang xây dựng các gói hỗ trợ về thuế phí cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là gói hỗ trợ dự kiến 20.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, phía Bộ Tài chính cũng đảm bảo ngân sách về nhu cầu mua vaccine, trang thiết bị y tế cho Bộ Y tế. Đồng thời báo cáo kịp thời với Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo nguồn ngân sách cho công tác phòng chống dịch.

Có thể thấy, thời gian qua, không phải ngẫu nhiên mà Bộ Tài chính nhận được những lời khen, đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tại hội nghị sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Tài chính và ngành tài chính trong việc triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu ngân sách, góp phần thu đúng, thu đủ về ngân sách, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước; phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép.

Tăng nguồn thu khó nhưng vẫn phải quyết liệt

Trao đổi với Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho rằng, vì dịch COVID-19 nên có cơ sở để Bộ Tài chính cắt giảm một số chi phí không cần thiết.

Theo ông Thịnh, để cắt giảm chi phí thì Bộ Tài chính cũng cần phải tính toán đến việc cắt giảm biên chế, giảm thiểu lượng cán bộ, công chức viên chức. Việc cắt giảm biên chế là kế hoạch dài hạn nhằm giảm chi tiêu thường xuyên của nhà nước. Vị này cho rằng, năm 2020 việc cắt giảm biên chế cũng đã có diễn biến rõ rết.

Vị chuyên gia này cho rằng, để tăng nguồn thu trong thời điểm này là khó nhưng nếu như tổ chức tốt, quyết liệt thì cũng có thể đạt được. “Có thể tăng bằng chống thất thoát, kê khai không chính xác, chuyển giá. Từ trước đến nay, vẫn để rơi rớt việc chậm nộp, kê khai không đúng. Nếu tổ chức tốt, siết chặt kỷ cương, thì vẫn tăng nguồn thu”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, tăng nguồn thu từ các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là nguồn thu từ việc hoạt động kinh tế xã hội mà trước nay chúng ta buông lỏng. Ví dụ nguồn thu thuế từ mua bán bất động sản, đất đai. Hay như tăng cường thu các chủ thể mới, các hình thức kinh doanh trên mạng, kinh doanh xuyên biên giới.

Chưa dừng lại, ông Thịnh cho rằng đẩy mạnh việc thẩm định, tổ chức, thông báo giá cả về thiết bị, vật tư y tế cũng là cách để tăng nguồn thu. Bởi lẽ, giá cả phải hợp lý, vấn đề này rất quan trọng, nếu không sẽ đẩy giá cả vật tư y tế lên và thất thoát ngân sách.

Trong dài hạn, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế trên cơ sở rà soát tổng thể hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung các khoản thuế chưa phù hợp thực tiễn; tăng thuế suất đối với các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng; rà soát, loại bỏ những ưu đãi thuế không còn phù hợp…

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Một số doanh nghiệp có nguồn thu nhưng chây ì không chịu nộp thuế

LÊ PHI LONG |

Ngày 10.8 Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp càng khó khăn dẫn đến nợ thuế lớn.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Chặn nguồn thu từ quảng cáo nội dung vi phạm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 15.9, cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google không được đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật. Quy định này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu đáng kể vấn nạn vi phạm bản quyền và tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Gia đình 4 người phụ thuộc 1 nguồn thu và khó khăn của lao động nghèo

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Đại dịch COVID-19 ập tới lần thứ 4 với độ lây lan phức tạp. Trong nước, hàng trăm doanh nghiệp lao đao, hàng nghìn người lao động, công nhân mất việc, giảm thu nhập khiến đời sống rơi vào cảnh khó khăn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Một số doanh nghiệp có nguồn thu nhưng chây ì không chịu nộp thuế

LÊ PHI LONG |

Ngày 10.8 Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp càng khó khăn dẫn đến nợ thuế lớn.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Chặn nguồn thu từ quảng cáo nội dung vi phạm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 15.9, cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google không được đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật. Quy định này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu đáng kể vấn nạn vi phạm bản quyền và tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Gia đình 4 người phụ thuộc 1 nguồn thu và khó khăn của lao động nghèo

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Đại dịch COVID-19 ập tới lần thứ 4 với độ lây lan phức tạp. Trong nước, hàng trăm doanh nghiệp lao đao, hàng nghìn người lao động, công nhân mất việc, giảm thu nhập khiến đời sống rơi vào cảnh khó khăn.