Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Chặn nguồn thu từ quảng cáo nội dung vi phạm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 15.9, cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google không được đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật. Quy định này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu đáng kể vấn nạn vi phạm bản quyền và tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Siết quảng cáo trái luật

Theo nội dung Nghị định 70/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó sửa đổi, bổ sung điều 13 về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Từ ngày 15.9, các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, Google...) không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật An ninh mạng, điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, nếu không tuân thủ, cá nhân, tổ chức có thể bị xem xét đã sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...

Còn theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Mạo danh tác giả; công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; sao chép, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả...

Đồng thời, các nền tảng xuyên biên giới phải có giải pháp kỹ thuật để người phát hành quảng cáo, người quảng cáo tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ.

Về thực thi, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.

Trên thực tế, các nội dung vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại tràn lan trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube hay Tiktok... Thậm chí, nhiều cá nhân, tổ chức đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc lợi dụng quy trình kiểm soát bản quyền lỏng lẻo của các hệ thống này.

Theo anh Lê Văn Đại - chủ một fanpage hơn 60.000 lượt theo dõi - cho biết: "Có thể các nền tảng lặng lẽ cho qua vấn đề bản quyền, để người dùng thoải mái re-up (đăng tải lại) nhằm làm giàu hơn kho nội dung. Họ cũng hưởng lợi được từ việc này khi giữ chân được người dùng trên nền tảng của mình".

Điều đáng nói, câu chuyện vi phạm bản quyền đã không còn manh mún, nhỏ lẻ mà đã được làm một cách có hệ thống, có tổ chức. Ngay từ năm 2019, một nhóm nhà sản xuất nội dung đã lên tiếng tố cáo một tài khoản có tên D.T.D thường xuyên đi "nhận vơ" bản quyền và trục lợi từ nội dung của họ. Cụ thể, sau khi nhắm được một số video sẽ có lượng xem cao, D.T.D đã nhanh chân re-up lại hàng loạt trên trang của mình. Rồi cứ vào thời điểm Facebook thanh toán tiền quảng cáo cho nhà sáng tạo nội dung, D.T.D lại báo cáo mình bị vi phạm bản quyền. Hệ thống kiểm duyệt lỏng lẻo đã không có phán xử công bằng khi cho rằng D.T.D là chủ sở hữu thực sự và người này đã kiếm được rất nhiều tiền từ hoạt động re-up trái phép.

Tăng cường kiểm soát

Cũng cần phải nói khách quan, rằng các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube hay Tiktok cũng có cơ chế bảo vệ bản quyền bằng Content ID. Các video được đăng tải lên những hệ thống này sẽ được gắn mã xác minh quyền sở hữu. Dù vậy, nhiều nội dung như chương trình truyền hình, phim chiếu rạp, trận bóng đá trực tiếp... chủ sở hữu thực sự chưa kịp đăng tải lên mạng xã hội đã bị "ăn cắp" trước. Nghiêm trọng hơn, các nền tảng xuyên biên giới đang lờ đi với việc đặt quảng cáo trên các nội dung vi phạm, đặc biệt trong số đó có những nội dung tuyên truyền chống phá hay tin giả.

"Các sản phẩm quảng cáo của các thương hiệu Việt Nam, gắn trên các video có nội dung vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước như trên YouTube. Còn trên Facebook, các sản phẩm quảng cáo bị gắn vào các nội dung game cờ bạc hay các nội dung sai sự thật. Cơ quan chức năng yêu cầu người quảng cáo, thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm không hợp tác với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo đang vi phạm pháp luật tại Việt Nam" - bà Nguyễn Thanh Huyền - Trưởng phòng Thông tin điện tử (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) - cho biết.

Sự rối loạn trong bảo vệ bản quyền, kiểm soát nội dung không thể được tiếp tục và cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu các nền tảng phải có thông tin, đầu mối liên hệ để giải quyết các bất cập. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định Luật Quảng cáo và cần thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau: Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam...

Theo thống kê: Doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam lên tới 820 triệu USD năm 2020. 80% con số trên thuộc về những nền tảng như Facebook, Google. Nhưng không vì trở thành khách hàng tiềm năng mà đánh mất kiểm soát, siết chặt quản lý những nền tảng này trong thời gian tới đi kèm với các quy định chặt chẽ hơn, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu đáng kể vấn nạn vi phạm bản quyền và tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Cơ chế đã có, sao vẫn khó xử lý?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Vẫn còn rất nhiều khó khăn để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng xuyên biên giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta đang thiếu vắng các công cụ để giám sát hiệu quả và sự thiếu hợp tác từ chính các nền tảng này.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Dù đã có nhiều nỗ lực kiểm soát, nhưng thực trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới vẫn diễn ra tràn lan. Ngoài việc gây thiệt hại cho các đơn vị nắm giữ bản quyền, vấn đề này còn đặt ra cho các cơ quan quản lý bài toán nan giải, cần phải có những giải pháp triệt để, mạnh mẽ hơn để xử lý tận gốc vi phạm.

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Cơ chế đã có, sao vẫn khó xử lý?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Vẫn còn rất nhiều khó khăn để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng xuyên biên giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta đang thiếu vắng các công cụ để giám sát hiệu quả và sự thiếu hợp tác từ chính các nền tảng này.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Dù đã có nhiều nỗ lực kiểm soát, nhưng thực trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới vẫn diễn ra tràn lan. Ngoài việc gây thiệt hại cho các đơn vị nắm giữ bản quyền, vấn đề này còn đặt ra cho các cơ quan quản lý bài toán nan giải, cần phải có những giải pháp triệt để, mạnh mẽ hơn để xử lý tận gốc vi phạm.

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?