Cần sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách cho các công ty lâm nghiệp

Phan Tuấn |

Các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đã phải xây dựng lối đi riêng trong việc phát triển kinh tế rừng, đồng thời để có kinh phí trang trải cho hoạt động, cải thiện đời sống người lao động tại nhiều công ty lâm nghiệp. Thế nhưng, tất cả chỉ mới dừng lại ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm, chứ chưa có đơn vị nào dám khẳng định là sẽ thành công. Để tự "cứu" mình, các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên rất cần "cuộc cách mạng" về chính sách.

Vừa làm, vừa thử nghiệm

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đại Thành ở tỉnh Đắk Nông đã và đang phải cố gắng xoay xở, hoạt động sản xuất. Ông Phan Bá Nhã - Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty - cho biết, hiện nay, việc khai thác từ rừng chỉ có tre nứa, lồ ô, nhưng số lượng không đáng kể, sau khi trả hết chi phí chỉ còn khoảng 15% lợi nhuận với hơn 100 triệu đồng.

“Đơn vị cũng đã tính đến chuyện trồng cây dược liệu nhưng không có vốn để thực hiện. Từ khi chuyển đổi mô hình, đơn vị đã trồng được 147ha các loại xà cừ, keo… Nguồn vốn để trồng rừng là do công ty tự bỏ ra nhưng hiệu quả thu về thấp" - ông Nhã nói.

Theo ông Nhã, từ trước đến nay, đơn vị đã thử thêm việc phát triển chăn nuôi khoảng 120 bò. Thế nhưng, việc duy trì phát triển đàn bò là không hề đơn giản bởi rừng khộp nên mùa khô không có nước, cỏ cây, thức ăn cho bò.

Việc khai thác du lịch cũng không mấy khả thi do khu vực rừng của đơn vị quản lý là vùng biên giới.

"Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm, chưa thay đổi được cục diện khó khăn"- ông Nhã khẳng định.

Tương tự, Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trước đây từng có đội xây dựng, trại chăn nuôi bò, xưởng chế biến gỗ. Thế nhưng, hiện nay, nguồn thu chính của công ty là từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu để khai thác lâm sản phụ (cây lồ ô) và đang liên kết với doanh nghiệp ngoài tỉnh để tiến tới xây dựng nhà máy.

Ngoài ra, công ty cũng đang hướng tới việc xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái, với việc định hình được các danh lam, thắng cảnh.

Chia sẻ về những việc đã làm được, ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên  -cho hay, thời gian qua, đơn vị đã phát triển kinh tế rừng theo hướng nông-lâm kết hợp, với việc liên kết hỗ trợ cây giống như mắc ca, điều, giổi, cao su... để người dân địa phương trồng trên những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Đến nay, công ty đã trồng được hơn 600ha mắc ca, cao su, điều... Đến khi diện tích cây trồng này cho thu hoạch, công ty chỉ thu lại khoảng 10% phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Theo ông Bình, nếu mô hình sản xuất nông-lâm kết hợp thành công, đơn vị sẽ chủ động phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến, liên kết tìm đầu ra cho người dân.

Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp thì bấp bênh về mặt giá cả, đầu ra, nên công ty cũng chưa dám khẳng định sẽ thành công. Với công ty thì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là quản lý, bảo vệ rừng, chứ chưa dám nghĩ nhiều tới việc làm kinh tế.

Đề nghị cải cách chính sách

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, Điều 32, Luật Lâm nghiệp quy định Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên. Mặt khác, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12.3.2014 cũng xác định đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa khai thác thì thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ công ích theo phương thức Nhà nước đặt hàng.

Thế nhưng, trên thực tế những năm qua, Nhà nước chưa quy định cụ thể nội dung này và chưa cấp đủ kinh phí để thực hiện bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất trong giai đoạn đóng cửa rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Điều đáng nói, Nhà nước cũng chưa có chính sách đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo theo Nghị quyết số 30-NQ/TW cho các đơn vị chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được giao rừng sản xuất, các doanh nghiệp cho thuê rừng tự nhiên sản xuất...

Thực tế, Chính phủ mới chỉ có chính sách hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14.9.2016 với mức hỗ trợ là 300.000 đồng/ha/năm.

Mức hỗ trợ này là quá thấp so với nhu cầu thực tế, không đảm bảo để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng. Khi lực lượng bảo vệ rừng mỏng, yếu, chế độ rất thấp, dẫn đến nhiều diện tích rừng bị chặt phá, xâm hại trái phép là điều khó tránh khỏi.

Nếu so với định mức quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6.7.2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định mức kinh tế kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, trong điều kiện bảo vệ bình thường là 7,28 công/ha/năm. Khi đó, kinh phí bảo vệ rừng tương đương gần 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, đề xuất Chính phủ ban hành nghị định quy định cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách Trung ương với mức tối thiểu 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Nhiều bất cập sau sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Sau sắp xếp, đổi mới, tình trạng người lao động nghỉ việc ở các công ty lâm nghiệp ngày một nhiều, nên nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đang bị lung lay dữ dội. Nguyên nhân là do mô hình còn bộc lộ nhiều bất cập, không được bố trí đủ nguồn vốn để hoạt động, sản xuất kinh doanh bị trì trệ, bộ máy làm việc thiếu hiệu quả...

Nốt trầm ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Toàn Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12.3.2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 (ngày 27.12.2014) của Chính phủ. Mặc dù được giao nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… nhưng sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp (phần lớn ở Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc diện này đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh sa lầy, bết bát.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Nhiều bất cập sau sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Sau sắp xếp, đổi mới, tình trạng người lao động nghỉ việc ở các công ty lâm nghiệp ngày một nhiều, nên nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng đang bị lung lay dữ dội. Nguyên nhân là do mô hình còn bộc lộ nhiều bất cập, không được bố trí đủ nguồn vốn để hoạt động, sản xuất kinh doanh bị trì trệ, bộ máy làm việc thiếu hiệu quả...

Nốt trầm ở các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Toàn Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12.3.2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 (ngày 27.12.2014) của Chính phủ. Mặc dù được giao nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… nhưng sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp (phần lớn ở Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc diện này đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh sa lầy, bết bát.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.