Cần áp dụng cơ chế giá bán lẻ điện thỏa thuận với khách hàng

Anh Tuấn |

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc sửa đổi cơ chế giá điện lần này là bước tiến bộ hơn trước để thực hiện lộ trình giá thị trường điện. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại hiện nay, cần tiếp tục cải cách cơ chế giá bán lẻ điện theo hướng thị trường cạnh tranh.

Lường trước việc lạm quyền

Dự thảo mới về quyết định thay thế Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công Thương soạn thảo trình Chính phủ mới đây có nhiều điểm mới. Trong đó có đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng. Điều này khiến dư luận lo ngại Tập đoàn Điện lực Việt Nam -EVN sẽ lạm quyền, bởi mỗi năm có thể tăng tới 4 lần.

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, trong quy định về chính sách giá điện của Luật Điện lực, "giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước…".

Vì thế, việc rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá là cần thiết. Bởi lẽ, điều này giúp các nhân tố hình thành giá điện sẽ phản ánh kịp thời, sát hơn với sự biến động của thị trường.

"Nếu kéo dài thời gian điều chỉnh giá, khi chi phí cấu thành giá điện liên tục tăng, chi phí bị dồn tích lại sẽ không tránh khỏi việc phải điều tiết "giật cục" ở mức độ tăng cao", ông Thoả nói, đồng thời cho biết, rút ngắn thời gian điều chỉnh giá là bước chuẩn bị điều kiện cần thiết để vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Bộ Công thương vừa có tờ trình báo cáo Thủ tướng về dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Ảnh: EVN
Bộ Công Thương vừa có tờ trình báo cáo Thủ tướng về dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Ảnh: EVN

Ông Thỏa cho rằng, việc sửa đổi cơ chế giá điện lần này là bước tiến bộ hơn trước để thực hiện lộ trình giá thị trường điện. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại trong thị trường điện hiện nay, cần tiếp tục cải cách cơ chế giá bán lẻ theo hướng thị trường cạnh tranh.

Theo đó, áp dụng cơ chế giá bán lẻ điện trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Phải tiếp tục tái cơ cấu ngành điện phù hợp với yêu cầu của thị trường bán lẻ điện. Tức là tách chức năng cung cấp các dịch vụ độc quyền tự nhiên của ngành điện (gồm truyền tải, phân phối, vận hành hệ thống điện và thị trường điện) ra khỏi các đơn vị tham gia cạnh tranh.

Có nên để nhiều bộ điều hành giá điện?

Tại dự thảo mới, Bộ Công Thương cũng đề xuất đưa thêm trách nhiệm của các Bộ liên quan. Trong đó, Bộ Tài chính giữ vai trò là cơ quan "quản lý nhà nước về giá"; Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô (EVN cung cấp số liệu); còn các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp theo "chức năng, nhiệm vụ".

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Tiến Thoả không đồng tình với đề xuất trên của Bộ Công Thương, bởi công tác quản lý, điều tiết về giá điện là nhiệm vụ chính của Bộ Công Thương. Do vậy, Bộ Công Thương phải là cơ quan chủ trì.

Còn quản lý Nhà nước về giá nói chung của Luật Giá năm 2023 thuộc nhiệm vụ của Chính phủ, với quy định "Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về giá, thẩm định giá" và Bộ Tài chính chỉ là "cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về giá, thẩm định giá", được quy định tại Điều 12, Luật Giá.

Do đó, không thể quy định "Bộ Tài chính có trách nhiệm với Bộ Công Thương thực hiện quyết định này với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về giá".

Cũng theo Luật Giá năm 2023 thì "giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện". Vì thế, Điều 31, Luật Điện lực hiện hành quy định Bộ Tài chính thực hiện chức năng phối hợp với Bộ Tài chính việc gì thì thực hiện đúng việc đó.

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, Tổng cục Thống kê có công cụ, thông tin để đánh giá tác động của giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng.

“Các công cụ này dùng để thống kê xem xét việc tăng, giảm giá điện tác động như thế nào đến sản xuất, đời sống người dân. Bởi, điện là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, kinh doanh, có tác động diện rộng, do vậy, cần được đánh giá kỹ lưỡng”, bà Hương nói.

Theo bà Hương, từ trước đến nay khi điều chỉnh giá điện hay giá các mặt hàng khác có ảnh hưởng đến lạm phát thì Tổng cục Thống kê vẫn phối hợp để đánh giá tác động. Tuy vậy, bà Hương cho rằng, “nếu Chính phủ giao, chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ”.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở để xem xét phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Anh Tuấn |

Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2024 là cơ sở để xem xét phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong thời gian tới. Đây được coi là bước chuẩn bị cho việc điều chỉnh giá điện, dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Giá bán lẻ điện cho trạm sạc: Cần hỗ trợ tối đa để khuyến khích người dùng

Vân Hà |

Theo các chuyên gia, giá bán lẻ điện cho các trạm sạc xe điện cần được tính toán theo hướng hỗ trợ tối đa, giảm chi phí cho người dùng nhằm hướng tới thói quen tiêu thụ năng lượng sạch, bảo vệ môi trường.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bộc lộ bất cập sau gần 10 năm thực hiện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Quốc hội giải trình chất vấn của Đại biểu Quốc hội về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên cho biết, đang nghiên cứu sửa Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do cơ chế này thực hiện gần 10 năm qua, bộc lộ bất cập.

Dự án chống ùn tắc cửa ngõ Nam Hà Nội 3.200 tỉ đồng nguy cơ chậm tiến độ

Hữu Chánh |

Mặt bằng giao chậm, khiến Dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3, tổng vốn hơn 3.200 tỉ đồng thi công cầm chừng nhiều tháng qua, ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án.

Du lịch khởi sắc, loạt khách sạn trăm tỉ đồng Hà Nội vẫn rao bán

THU GIANG |

Ngành du lịch đang từng bước phục hồi, thế nhưng gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán khách sạn hàng trăm tỉ đồng tại Hà Nội. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sẽ bắt đầu khởi sắc trở lại năm 2024 khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định.

Giá hơn 100 triệu đồng/m2, chủ căn nhà tập thể cũ Hà Nội vẫn không bán

Thu Giang |

Dù có mức giá bán 100 triệu đồng/m2 nhưng nhiều chủ sở hữu nhà tập thể cũ tại TP Hà Nội vẫn không giao dịch và coi đây là khoản đầu tư lâu dài, chờ đợi kế hoạch đền bù, cải tạo.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Hà Nội, Phú Yên, Bạc Liêu và nhiều tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 11.3 - 15.3), các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Bình, Bạc Liêu, An Giang, Lạng Sơn... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và luân chuyển nhân sự.

Muôn kiểu bức tử làn đường dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội

Diệp Trang |

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, làn đường dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội đã rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, xảy ra tình trạng lấn chiếm không gian của tuyến đường đặc biệt này.

Cơ sở để xem xét phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Anh Tuấn |

Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2024 là cơ sở để xem xét phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong thời gian tới. Đây được coi là bước chuẩn bị cho việc điều chỉnh giá điện, dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Giá bán lẻ điện cho trạm sạc: Cần hỗ trợ tối đa để khuyến khích người dùng

Vân Hà |

Theo các chuyên gia, giá bán lẻ điện cho các trạm sạc xe điện cần được tính toán theo hướng hỗ trợ tối đa, giảm chi phí cho người dùng nhằm hướng tới thói quen tiêu thụ năng lượng sạch, bảo vệ môi trường.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bộc lộ bất cập sau gần 10 năm thực hiện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Quốc hội giải trình chất vấn của Đại biểu Quốc hội về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên cho biết, đang nghiên cứu sửa Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do cơ chế này thực hiện gần 10 năm qua, bộc lộ bất cập.