Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bộc lộ bất cập sau gần 10 năm thực hiện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Quốc hội giải trình chất vấn của Đại biểu Quốc hội về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên cho biết, đang nghiên cứu sửa Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do cơ chế này thực hiện gần 10 năm qua, bộc lộ bất cập.

Giá bán điện không phản án chi phí sản xuất

“Thời gian gần đây, do có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng điện, nên giá bán cho nhóm khách hàng không phản ánh kịp thời chi phí sản xuất” - Bộ trưởng Bộ Công Thương nói, đồng thời cho biết, hiện giá bán cho nhóm khách hàng sản xuất đang thấp hơn giá phản ánh chi phí, nên ảnh hưởng tới mục tiêu sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.

Mặt khác, các doanh nghiệp không có động lực đổi mới công nghệ, điều chỉnh sản xuất, nhất là khi nhóm tiêu dùng này chiếm tỉ trọng lớn trong phụ tải của hệ thống điện hiện nay.

“Điều này có nghĩa là vẫn tồn tại việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện ở các mức độ khác nhau” - Bộ Công Thương đánh giá.

Khắc phục điều này, cơ quan quản lý cho hay, từ năm ngoái đã nghiên cứu phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, biểu giá bán lẻ này dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành. Khoảng cách giữa các bậc cũng được phân chia lại, phù hợp thực tế dùng điện của người dân và giá ở bậc cao nhất (701kWh trở lên) trên 3.450 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Làm gì để có giá điện hợp lý?

Bù chéo trong giá bán điện được hiểu là ngành điện bán điện giá cao cho sinh hoạt, lấy tiền thu được để bù đắp, trợ giá cho điện sản xuất vốn được tính giá rẻ hơn nhiều. Nhìn vào biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay, đúng là giá điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt.

Ví dụ, vào khung giờ bình thường, giá điện cho các ngành sản xuất (cấp điện áp từ 110kV trở lên) là 1.584 đồng/kWh, thậm chí vào giờ thấp điểm chỉ 999 đồng/kWh; trong khi giá điện sinh hoạt bậc rẻ nhất cũng đã 1.728 đồng/kWh, còn bậc cao nhất lên đến 3.015 đồng/kWh. Người dùng điện sinh hoạt thì không có mức giá thấp hay cao điểm.

Giá điện ở Việt Nam hiện thấp so với giá thành sản xuất, dẫn tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện - thua lỗ, trên 26.000 tỉ đồng trong 2022.

Ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - nhìn nhận, cách bù giá, bao cấp một phần cho các đối tượng yếu thế hiện nay ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện thực tế, làm hỏng cơ chế thị trường.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, muốn có giá điện hợp lý, nguyên tắc thị trường phải chi phối, đảm bảo cân bằng cung cầu và sản xuất, tiêu dùng.

Trao đổi với Lao Động ngày 6.11, chuyên gia năng lượng Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, tình trạng bù chéo giá điện giữa sản xuất và sinh hoạt nên được “khắc phục và thu hẹp dần” vì chính sách thu hút đầu tư không thể và không nên ưu đãi bằng giá điện như trước nữa. Bởi giá điện sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt, nhưng chảy vào các lĩnh vực sản xuất sử dụng năng lượng nhiều như luyện kim, sản xuất thép, ximăng... thì rõ ràng thiệt thòi cho người dân.

“Theo tôi, nên có 3 bậc giá điện. Sử dụng dưới mức 100kWh trả thấp hơn giá điện bình quân; điện cho người có thu nhập trung bình từ 101 - 500kWh bằng giá bình quân và người dùng điện nhiều, thu nhập cao từ 501kWh trở lên, giá cao hơn giá bình quân.

Điện là mặt hàng không khuyến khích sử dụng nhiều và giá phải ủng hộ người dùng điện tiết kiệm, thế nên chính sách lấy tiền điện từ người dùng nhiều bù cho người dùng ít vẫn nên áp dụng nhằm khuyến khích tiết kiệm và có tiền để ngành tái đầu tư” - ông Ngãi nêu quan điểm.

Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế thị trường điện

Theo nhận xét của cơ quan thẩm tra Quốc hội, cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế thị trường điện nên không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào và cũng chưa hình thành giá theo từng khu vực địa lý.

Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường điện cạnh tranh chưa hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT”, gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.

Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật về giá điện cũng bộc lộ bất cập, như hiện chưa có quy định về giá phân phối điện và giá này do Nhà nước điều tiết tương tự giá truyền tải điện. Giá điện chưa tính đúng, đủ và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực, theo cơ quan thẩm tra.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

EVN: Giá thành sản xuất đang cao hơn giá bán lẻ điện 178 đồng/kWh

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Tháng 8 trình Thủ tướng sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đẩy nhanh sàn giao dịch tập trung đối với các thị trường bất động sản, đất đai, lao động; tháng 8 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; báo cáo hằng tháng việc thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ...

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Quy định mới về giá bán lẻ điện với sinh viên, người lao động thuê nhà

Nhóm PV |

Từ 15.6, Thông tư 09/2023/TT-BCT của Bộ Công thương sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý có quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên, người lao động thuê nhà sẽ được thay đổi.

Kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng camera giám sát khai thác khoáng sản tê liệt ngay sau bàn giao

Xuân Hùng |

Ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh tình trạng toàn bộ camera giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn TP Thanh Hóa bị tê liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định sẽ kiểm tra, làm rõ vấn đề này.

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế học đường lên 40%

PHONG LINH |

Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về “Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh của cán bộ y tế học đường”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Cần Thơ đã có đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho đối tượng này.

EVN: Giá thành sản xuất đang cao hơn giá bán lẻ điện 178 đồng/kWh

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Tháng 8 trình Thủ tướng sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đẩy nhanh sàn giao dịch tập trung đối với các thị trường bất động sản, đất đai, lao động; tháng 8 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; báo cáo hằng tháng việc thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ...

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Quy định mới về giá bán lẻ điện với sinh viên, người lao động thuê nhà

Nhóm PV |

Từ 15.6, Thông tư 09/2023/TT-BCT của Bộ Công thương sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý có quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên, người lao động thuê nhà sẽ được thay đổi.