Bố trí không gian phát triển hợp lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý, dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước.

Quy hoạch tổng thể quốc gia theo hướng phát triển bền vững, giảm carbon

Ngày 26.7, phát biểu tại hội thảo tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) phối hợp với Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB) tổ chức, TS. Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - nhấn mạnh:

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa; bảo vệ môi trường bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp.

Chú ý hình thành vùng phát triển động lực

Theo đó, đảm bảo kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo đánh giá của TS. Danny Leipziger (WB), Quy hoạch đã thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, biến đổi khí hậu và hành lang kinh tế. Ngoài ra, cần có lộ trình điều chỉnh quy hoạch giữa kỳ. Một số vùng kinh tế, với các dự án quy mô lớn cần được lựa chọn kỹ, đánh giá lại chất lượng đầu tư hiện tại trước khi tính tới dự án  đầu tư mới.

Vấn đề lớn với các bản quy hoạch tới 2030 trở đi là yếu tố bất định ngày càng tăng lên, cả trong điều hành kinh tế và đầu tư: Từ địa chính trị, chuỗi cung ứng, an ninh mạng, đại dịch,… hàm ý của yếu tố bất định tăng lên là lợi ích đầu tư, thâm dụng vốn cần phải được cân nhắc. Hạn chế tạo ra các tài sản lãng phí, không sử dụng.

“Cách tiếp cận cơ bản theo hành lang hay tái cơ cấu lại các vùng động lực kinh tế, để phù hợp với kỳ vọng cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để thu hút đầu tư phải có ngành nghề mới, gắn với tập trung dân cư bằng việc phát triển các đô thị thông minh, có được các đại đô thị.

Vùng động lực miền Nam, mong muốn cung cấp dịch vụ tài chính thì có thể được. Chúng ta cần phải trao đổi khả năng đánh đổi du lịch sinh thái và các ngành, lĩnh vực khác” - TS. Danny Leipziger nói.

TS. Phó Đức Tùng - chuyên gia của WB cũng cho rằng, việc phát triển hệ thống đô thị quốc gia cần đảm bảo các yếu tố bền vững và an ninh quốc phòng. Quy mô của hệ thống đô thị tất yếu sẽ tăng, tỉ lệ đô thị hoá dự kiến đạt 50% vào năm 2030 và 70% vào năm 2050, dự kiến đóng góp tới 85% vào GDP năm 2030, tỉ lệ đất xây dựng đô thị đạt 2,3% diện tích tự nhiên.

Hệ thống đô thị cần phải phát triển thành mạng lưới, có mối liên kết hệ thống, chứ không chỉ là một tập hợp các điểm đô thị rời rạc. Quy hoạch và hạ tầng cần đi trước một bước, làm định hướng cho phát triển đô thị...

"Hệ thống hạ tầng mang tính định hướng quốc gia gồm những hạ tầng chiến lược nhằm hướng tới thực hiện hoá định hướng quy hoạch và tăng cường hiệu quả của hệ thống đô thị cần phải được thực hiện trước, để dẫn dắt phát triển đô thị chứ không phải chỉ là đi sau để phục vụ cho những đô thị hiện hữu" - ông Tùng lưu ý.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Không thể chỉ "rút kinh nghiệm" sau khi “băm nát” quy hoạch

Tiến Nguyễn |

Việc “băm nát” quy hoạch khiến tuyến đường Lê Văn Lương cùng một số tuyến đường khác bị “bức tử” bởi mật độ dân số tăng lên, tiện ích giảm, nạn tắc đường, ngập lụt, ô nhiễm môi trường hoành hành…, nhưng Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chỉ xin rút kinh nghiệm.

Thủ tướng: Khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu chính quyền các địa phương cần: Rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.

Quy hoạch Quảng Ninh: Hạn chế san đồi, lấn biển

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong ngày làm việc thứ 2 sáng nay (8.7) của Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, các đại biểu cho ý kiến về bản dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, để trình Thủ tướng phê duyệt. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải hạn chế san đồi, lấn biển để bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Không thể chỉ "rút kinh nghiệm" sau khi “băm nát” quy hoạch

Tiến Nguyễn |

Việc “băm nát” quy hoạch khiến tuyến đường Lê Văn Lương cùng một số tuyến đường khác bị “bức tử” bởi mật độ dân số tăng lên, tiện ích giảm, nạn tắc đường, ngập lụt, ô nhiễm môi trường hoành hành…, nhưng Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chỉ xin rút kinh nghiệm.

Thủ tướng: Khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu chính quyền các địa phương cần: Rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.

Quy hoạch Quảng Ninh: Hạn chế san đồi, lấn biển

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong ngày làm việc thứ 2 sáng nay (8.7) của Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, các đại biểu cho ý kiến về bản dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, để trình Thủ tướng phê duyệt. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải hạn chế san đồi, lấn biển để bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên.