Bỏ lúa trồng sen, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày

PHƯƠNG ANH |

Mạnh dạn chuyển đổi từ lúa sang trồng sen lấy bông, nông dân Nguyễn Văn Mỹ ở xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú, Sóc Trăng) có thu nhập tiền triệu đồng mỗi ngày.

Mạnh dạn bỏ lúa trồng sen

Đến tham quan 1.5 ha sen của ông Nguyễn Văn Mỹ (Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Sóc Trăng) đang cho những đợt bông rộ nhất trong năm, chúng tôi không khởi ngỡ ngàng vì giữa một vùng lúa rộng lớn lại có một ruộng sen với đầy hoa trắng.

1,5 ha sen cho năng suất trên 90.000 bông/năm. Ảnh: Phương Anh
1,5 ha sen cho năng suất trên 90.000 bông/năm. Ảnh: Phương Anh

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mỹ cho biết: Trước đây ruộng này trồng lúa nhưng vì vùng trũng nên năng suất không cao, có vụ còn thua lỗ. Năm 2021, có dịp đến tỉnh An Giang tham quan các mô hình trồng sen lấy bông, nhận thấy hiệu quả nên ông quyết định cải tạo đất lúa để trồng sen. Sau khi trồng được 7 tháng sen bắt đầu cho bông, thu hái lần đầu được 400 bông, kể từ lần hái sau thì số lượng bông tăng lên gấp đôi, gấp ba lần.

“Ở đây bà con đều trồng lúa. Vì vậy, khi tôi đem sen về trồng, nhiều người lo ngại về mức độ thành công. Nhưng khi sen bén rễ, hoa nở trắng và cho thu nhập cao thì ai cũng mừng.

Sen được trồng là loại sen Thái trắng hay còn gọi là sen Quan âm. Do đặc tính nhiều cánh, hương thơm thanh khiết, lại lâu tàn nên được thị trường ưa chuộng”, ông Mỹ chia sẻ thêm.

Mạnh dạn bỏ lúa để trồng sen, ông Nguyễn Văn Mỹ có thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Ảnh: Phương Anh
Mạnh dạn bỏ lúa để trồng sen, ông Nguyễn Văn Mỹ có thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Ảnh: Phương Anh

Sau hơn 2 năm trồng sen, hiện nay ông Mỹ đã có được thị trường tiêu thụ khá rộng từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến miền Đông Nam bộ. Các mối lái ở thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu mua liên tục.

Trung bình mỗi ngày gia đình ông Mỹ thu hoạch từ 700 - 800 bông sen, vào ngày Rằm hay Mùng 1 âm lịch thì số lượng tăng gấp đôi. Giá bán mỗi bông từ 5.000 - 8.000 đồng (tùy vào số lượng ít nhiều). Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày ông có thu nhập trên 2 triệu đồng.

Bông sen tới ngày thu hoạch. Ảnh: Phương Anh
Bông sen tới ngày thu hoạch. Ảnh: Phương Anh

“Trồng lúa chỉ 2 vụ trong năm còn trồng sen lấy bông thì cho thu hoạch mỗi ngày. Nếu tính về giá trị kinh tế thì 1ha sen có khi bằng 5ha lúa. Thêm nữa sen dễ trồng, ít sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao. Trồng sen chỉ mất chi phí đầu tư cho lần đầu xuống giống, còn sau đó chỉ chăm sóc và thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài đến 4 tháng, ước đạt năng suất khoảng 90.000 bông/ha/năm. Sắp tới tôi sẽ mở rộng trồng thêm 1ha sen nữa”, ông Mỹ thông tin thêm.

Trồng sen kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để tăng giá trị trên cùng một diện tích đất, ông Nguyễn Văn Mỹ còn thả cá đồng trong ruộng sen để tăng thêm thu nhập. Với 1,5ha mặt nước ông thả 50kg giống cá sặc rằn, ngoài ra còn có các loại cá tự nhiên khác như các lóc, cá rô, cá trê. Đến cuối năm thu hoạch được khoảng 300 - 400kg, thu nhập nguồn lợi từ cá khoảng 15 triệu đồng.

Nếu tính giá trị từ mô hình kết hợp sen - cá thì lợi nhuận mang lại khoảng 240 triệu đồng/ha/vụ, so với những mô hình độc canh thì mô hình kết hợp này có lợi nhuận cao hơn 6 lần.

Mô hình trồng sen - nuôi cá giúp ông Nguyễn Văn Mỹ thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Phương Anh
Mô hình trồng sen - nuôi cá giúp ông Nguyễn Văn Mỹ thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Phương Anh

Ngoài ra trên bờ đê ông còn trồng thêm cây kiểng, như; cau vua, muồng hoa đào, kèn hồng, ô sa ka đỏ bán với giá dao động từ 400.000 - 2.000.000 đồng/cây.

Ông Đoàn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú, Sóc Trăng) cho biết: Ở đây bà con chủ yếu là làm lúa nhưng do đất trũng, phèn năng suất không cao. Việc ông Nguyễn Văn Mỹ đã mạnh dạn chuyển đổi thành công từ lúa sang trồng sen lấy bông đã mở ra một hướng đi mới cho bà con nơi đây, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

“Ông Mỹ rất nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, nông dân tại địa phương, ông cũng giúp cho 10 lao động thường xuyên có thu nhập từ việc hái sen thuê”, ông Tuấn thông tin thêm.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Từ lợi thế "mặt tiền biển Đông", Thái Bình tiến ra biển để giàu mạnh

Lương Hà |

Thái Bình - Đối với các địa phương có biển như Thái Bình, việc tiến xa ra biển, làm giàu từ biển, không chỉ tạo ra những động lực phát triển mà còn tăng cường sức mạnh tổng hợp, tạo tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Tin 20h: Người lái ôtô tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ sinh năm 2007

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 2.9: Nhiều điểm đến hút người check in, chụp ảnh ở Thủ đô trong dịp lễ 2.9; Công nhân chưa thể "an cư" lại thêm nỗi lo con không có chỗ học; Người lái ôtô tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ mới 16 tuổi...

Hàng nghìn người dân háo hức check-in cùng khinh khí cầu tại TPHCM

Phương Ngân - Thanh Vũ |

TPHCM - Hàng nghìn người dân đã có mặt ở đường Nguyễn Thiện Thành (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) để chụp ảnh cùng khinh khí cầu trong ngày Quốc khánh 2.9.

Trẻ phải chuyển viện vì sốt 7 ngày, xét nghiệm 4 lần vẫn không tìm ra bệnh

Thùy Linh |

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có trường hợp bệnh nhi bị sốt hơn 1 tuần nay, khắp người phát ban, mẩn đỏ nhưng chưa tìm ra bệnh.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.