Từ lợi thế "mặt tiền biển Đông", Thái Bình tiến ra biển để giàu mạnh

Lương Hà |

Thái Bình - Đối với các địa phương có biển như Thái Bình, việc tiến xa ra biển, làm giàu từ biển, không chỉ tạo ra những động lực phát triển mà còn tăng cường sức mạnh tổng hợp, tạo tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

"Mặt tiền biển Đông"

Việc phát triển kinh tế biển được Đảng thể hiện rõ tại Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định đưa “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”.

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, từng tham gia nhóm cố vấn của Thủ tướng - chia sẻ một câu chuyện trong lần được giao làm việc với một giáo sư kinh tế nổi tiếng của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) để trao đổi, lắng nghe những khuyến nghị về chính sách kinh tế chiến lược cho Việt Nam.

“Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải” thực chất chỉ là tên gọi của rừng ngập mặn ở ven biển Tiền Hải theo Quyết định số 2159. Đến nay tại Thái Bình mới chỉ có duy nhất Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Ảnh: Lương Hà
“Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải” thực chất chỉ là tên gọi của rừng ngập mặn ở ven biển Tiền Hải theo Quyết định số 2159. Đến nay, Thái Bình mới chỉ có duy nhất Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Ảnh: Lương Hà

Khi tổ tư vấn hỏi sâu về những tiềm năng, lợi thế nào nổi bật nhất để Việt Nam phát triển thì vị giáo sư này lại không nói nhiều về những thế mạnh như nguồn nhân lực dồi dào, nhân công rẻ, tài nguyên khoáng sản… mà nói: "Về tài nguyên khoáng sản, đất nước các ngài cơ bản không có gì đáng kể. Nhưng các ngài có một thế mạnh không quốc gia nào có được. Đó chính là “mặt tiền Biển Đông" - lợi thế số một hoàn toàn giúp Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường".

Cũng theo vị giáo sự này, Việt Nam cần có những chính sách đột phá để phát triển kinh tế biển mà trước hết là chuỗi hành lang bờ biển - “mặt tiền Biển Đông".

Với hơn 3.200km bờ biển cùng vùng biển rộng trên một triệu km2, hơn 3.000 hòn đảo và 28/63 tỉnh, thành phố có biển, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá có lợi thế số một để “hóa rồng” - là “mặt tiền Biển Đông". Thế nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chỉ “đứng trước biển”, chưa thực sự “ra biển lớn” khi các ngành kinh tế thuần biển mới đóng góp 10% GDP cả nước.

Thái Bình là tỉnh có “mặt tiền biển Đông” khá lớn khi sở hữu hơn 52km bờ biển và ngày nay đang hội tụ những điều tốt nhất biến khát vọng thành hiện thực.

Hướng ra biển để phát triển kinh tế

Thái Bình có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra vùng bãi triều trên 16.000ha, qua đó tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển.

Đây là khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; kết nối giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến quốc lộ 37, 37B, 39, tỉnh lộ 456 đi qua và đặc biệt là tuyến đường bộ ven biển (được khởi công xây dựng từ đầu năm 2019 theo chủ trương của Chính phủ), giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển từ khu vực ven biển Thái Bình đến cảng biển nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Bắc Bộ.

Đồng thời, khu vực ven biển của Thái Bình có lợi thế rất lớn về nguồn năng lượng điện, than và khí đốt tự nhiên với trữ lượng lớn, có thể khai thác lâu dài, cùng với quỹ đất ven biển, nguồn nhân lực tại chỗ khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như: sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ dân dụng, thủy tinh cao cấp, khí mỏ, hóa chất...

Ngoài ra, còn có lợi thế về bờ biển dài, bãi triều bồi rộng và cảnh quan thiên nhiên ven biển thuần khiết, đa dạng sinh học, thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Một phần bản đồ quy hoạch phân khu Khu kinh tế Thái Bình đoạn ven biển huyện Tiền Hải. Ảnh:
Một phần bản đồ quy hoạch phân khu Khu kinh tế Thái Bình đoạn ven biển huyện Tiền Hải.

Trong khi đó, Thái Bình là địa phương “đất chật, người đông”, quy mô diện tích khá nhỏ (chiếm 0,48% diện tích cả nước), xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước. Vì vậy, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Thái Bình thông qua hoạt động “lấn biển” là giải pháp được đơn vị tư vấn đưa ra trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Bình sẽ khai thác đưa 2.550ha đất mặt nước ven biển vào sử dụng cho mục đích xây dựng các dự án trong Khu kinh tế ven biển Thái Bình.

Các dự án trong khu kinh tế này được xác định phải đảm bảo các vấn đề về sinh thái, xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Gần đây, đã có nhiều thông tin đa chiều khá nóng về việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cả những cách hiểu sai về việc “xóa sổ” rừng ngập mặn càng khiến cho dư luận nóng lên.

Theo giải thích của cơ quan chức năng ở địa phương, Thái Bình sau khi quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình được Chính phủ phê duyệt năm 2019 bằng Quyết định 1486 do Thủ tướng uỷ quyền Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký, các sở ngành Thái Bình đã phải rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan.

Một trong những kết quả rà soát là Quyết định 731/2023, xác định rõ vị trí, quy mô ranh giới cho khu rừng đặc dụng Tiền Hải, với quy mô 1.320ha, chứ không phải là 12.500ha mà Quyết định 2159 năm 2014 có phần chưa đúng do kế thừa từ Quyết định 666 năm 1995 của Bộ Lâm nghiệp.

Theo đó, nếu hiểu cứng nhắc theo thông tin cũ thì có lẽ toàn bộ mặt biển kéo dài từ huyện Thái Thụy sang Tiền Hải đều là khu bảo tồn thiên nhiên, đều là rừng phòng hộ, hoàn toàn không đúng với thực tế.

Tương lai làm giàu từ biển, vươn xa ra biển đã được Thái Bình định hình bằng những quy hoạch chi tiết để mở ra những con đường mới, tạo ra tiềm năng, thế mạnh, khẳng định được vị thế không chỉ của Thái Bình mà cao hơn còn góp phần đưa Việt Nam mạnh từ biển, giàu lên từ biển.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Cây cầu gỗ lợp lá hơn 700 tuổi độc nhất vô nhị ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh) là cầu mái lợp mái lá duy nhất còn lưu lại những giá trị lịch sử hiếm có của làng quê Việt Nam.

Toàn cảnh tuyến đường bộ ven biển qua Nam Định gần 2.700 tỉ đồng dần hình thành

Lương Hà |

Nam Định - Dự án tuyến đường bộ ven biển dài 65,58 km; đoạn qua tỉnh Nam Định có tổng mức đầu tư gần 2.700 tỉ đồng đang dần hình thành sau gần 3 năm khởi công xây dựng.

Gần 35 năm giữ nghề chạm bạc, tạo việc làm cho nhiều lao động ở Thái Bình

Lương Hà |

làng chạm bạc Đồng Xâm (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), ông Nguyễn Văn Hoàn là một trong số ít những nghệ nhân còn “chung thủy” với nghề chạm bạc thủ công. Từ những nét chạm miệt mài, người đàn ông này đang giữ lửa cho nghề tổ, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương suốt nhiều năm nay và góp phần gìn giữ danh tiếng của làng bạc Đồng Xâm trên đất Bắc.

Thua Thái Lan, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp Trung Quốc ở bán kết giải vô địch châu Á 2023

HOÀNG HUÊ |

Thua 1-3 trước Thái Lan, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam xếp nhì bảng E, gặp Trung Quốc ở bán kết giải vô địch châu Á 2023.

Bình Thuận thông tin về phương án trồng rừng thay thế khi làm hồ Ka Pét

DUY TUẤN |

Trước các thông tin về việc sẽ phá hàng trăm ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét được dư luận quan tâm, chiều 4.9, tỉnh Bình Thuận có thông tin cụ thể về vấn đề này.

Hàng loạt tỉnh thành đón lượng khách tăng cao dịp 2.9

Nhóm Phóng viên |

Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh… đều đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, đặc biệt có địa phương ghi nhận mức tăng trưởng hơn 100%.

Nhiều địa phương miễn học phí năm học 2023 - 2024

Vân trang |

Nhiều tỉnh, thành phố đã công bố học phí năm học 2023 - 2024. Có nơi miễn học phí cho học sinh ở các bậc học.

Người dân trở lại sau kỳ nghỉ lễ 2.9, nhiều tuyến đường Hà Nội ùn tắc

NHÓM PV |

Chiều 4.9, người dân từ các tỉnh đã bắt đầu quay trở lai Hà Nội làm việc khiến mật độ giao thông trên nhiều tuyến phố dần đông đúc, các cửa ngõ phía nam Thủ đô ùn ứ cục bộ.

Cây cầu gỗ lợp lá hơn 700 tuổi độc nhất vô nhị ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh) là cầu mái lợp mái lá duy nhất còn lưu lại những giá trị lịch sử hiếm có của làng quê Việt Nam.

Toàn cảnh tuyến đường bộ ven biển qua Nam Định gần 2.700 tỉ đồng dần hình thành

Lương Hà |

Nam Định - Dự án tuyến đường bộ ven biển dài 65,58 km; đoạn qua tỉnh Nam Định có tổng mức đầu tư gần 2.700 tỉ đồng đang dần hình thành sau gần 3 năm khởi công xây dựng.

Gần 35 năm giữ nghề chạm bạc, tạo việc làm cho nhiều lao động ở Thái Bình

Lương Hà |

làng chạm bạc Đồng Xâm (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), ông Nguyễn Văn Hoàn là một trong số ít những nghệ nhân còn “chung thủy” với nghề chạm bạc thủ công. Từ những nét chạm miệt mài, người đàn ông này đang giữ lửa cho nghề tổ, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương suốt nhiều năm nay và góp phần gìn giữ danh tiếng của làng bạc Đồng Xâm trên đất Bắc.