Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Bỗng dưng nổi tiếng

Khoảng 5 năm trở lại đây, kinh doanh trái hồng được xem là nghề chính của gia đình chị Lý Thi Sa Vuol ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Trung bình mỗi ngày chị bán từ 10 - 15kg với giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg. Còn những trái bị úng chị lấy hạt để bán cho những người ươm cây giống với giá 1.000 - 5.000 đồng/hạt tùy thời điểm.

Chị Lý Thị Sa Vuol (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng) có thu nhập ổn định từ kinh doanh trái hồng nhung chín. Ảnh: Phương Anh
Chị Lý Thị Sa Vuol (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng) có thu nhập ổn định từ kinh doanh trái hồng nhung. Ảnh: Phương Anh

Vừa nhanh tay lựa những trái hồng đẹp nhất cho khách, chị Sa Vuol chia sẻ: “Giờ nhiều người biết đến trái hồng nhung bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng rồi tìm mua thưởng thức, từ đó hút hàng.

Nhà trồng được vài cây. Mỗi cây cho trái từ 60 -100kg. Tính ra cả vụ cho thu nhập từ 2,5 - 5 triệu đồng/cây. Ngoài ra mình còn thu gom thêm trái chín của bà con xung quanh để bán kiếm lời. Nhờ mua bán trái hồng nhung mà kinh tế gia đình ổn định. Tính bình quân cả năm cũng được từ 50 - 60 triệu đồng”.

Hồng nhung cho trái theo chùm. Mỗi cây cho khoảng 60 - 100kg trái. Ảnh: Phương Anh
Hồng nhung cho trái theo chùm. Mỗi cây cho khoảng 60 - 100kg trái. Ảnh: Phương Anh

Hồng nhung là cây thân gỗ, tán lá to ít bị sâu và rụng lá, trái màu nhạt, khi chín có màu đỏ thẫm, hình dạng quả đào. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà từ 4 - 6 năm cây sẽ cho trái và cứ 3 tháng ra trái một lần. Trái chín ăn có mùi vị rất đặc trưng.

Với những ưu điểm trên mà hồng nhung mang nhiều giá trị trong cảnh quan nên những năm gần đây cây được chọn để trồng trang trí nhà cửa, khuôn viên công sở, doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Từ đó cây giống cũng trở nên hút hàng. Nhiều gia đình ở xã Phú Tân cũng bắt đầu kinh doanh cây giống.

Hồng nhung được người dân trồng trước nhà như hàng rào cây xanh. Ảnh: Phương Anh
Hồng nhung được người dân trồng thành hàng trước nhà. Ảnh: Phương Anh

Như tại hộ bà Triệu Thị Vui ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) có 2 cây hồng nhung khoảng trên 10 năm tuổi. Trước đây mỗi mùa trái chín bà hái bán cho khách vãng lai. Khi nhu cầu cây giống càng nhiều, bà không bán trái chín nữa mà bà lấy hạt để ươm giống. Hiện nay xung quanh nhà bà Vui chỗ nào có đất trống là đều trồng cây hồng nhung.

Bà Vui chia sẻ: “Cây hồng nhung giống có giá thấp nhất cũng vài chục ngàn cao nhất đến vài triệu đồng tùy theo kích cỡ thân cây. Trung bình mỗi năm gia đình có thu nhập từ cây giống cũng vài chục triệu đồng. Tính ra mình lấy công làm lời vì trồng cây này cũng không cần chăm sóc gì nhiều”.

Hướng đến sản phẩm OCOP

Nhiều chị em phụ nữ trồng hồng trên địa bàn xã Phú Tân còn tập hợp lại để thành lập Tổ hợp tác ươm cây giống. Hiện tổ có 10 thành viên, chuyên thu mua trái, lấy hạt để ươm cây giống. Tổ cũng là điểm cung cấp giống cây hồng nhung cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Nhiều người ở Trà Vinh, Vĩnh Long,... cũng sang tìm mua. Giá mỗi cây giống dao động từ 15.000 đồng đến khoảng 100.000 đồng, tùy theo số lá. Ví dụ cây 2 lá bán 12.000 đồng, cây 4 - 5 lá giá 20.000 đồng, từ 6 lá trở lên 40.000 đồng, cây lớn hơn thì giá bán 100.000 đồng.

Tổ hợp tác ươm cây giống hồng nhung tạo việc làm cho lao động nông thôn. Ảnh: Phương Anh
Tổ hợp tác ươm cây giống hồng nhung tạo việc làm cho lao động nông thôn. Ảnh: Phương Anh.

Hiện nay tại xã Phú Tân hầu hết nhà nào cũng có vài cây hồng nhung. Vây được trồng trước nhà hay ở những khu đất trống. Vào mùa sẽ dễ dàng bắt gặp những sạp bán trái chín dọc tuyến đường dẫn vào xã Phú Tân.

“Địa phương cũng đang xây dựng hồng nhung là sản phẩm tiềm năng OCOP trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" để từ góp phần quảng bá thêm sự đa dạng sản phẩm cây trồng. Với hướng đi đó, chúng tôi cũng đang thực hiện các giải pháp để đưa cây hồng nhung trở thành cây sinh kế mang tính bền vững của người dân địa phương" - ông Phạm Văn Tiễn, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cho biết.

Những cây hồng nhung ở Chùa Bốn Mặt (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng). Clip: Phương Anh

Trước đây, cây hồng nhung được trồng nhiều ở Chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Tại chùa còn một cây hồng nhung có tuổi đời trên 100 năm. Trái hồng nhung có hình dạng quả trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ như nhung. Lúc trái còn non lớp lông màu xanh, khi trái chín lớp lông chuyển sang màu vàng cam và đỏ nâu. Trái ra hoa kết quả thành từng chùm, mỗi chùm từ 3-4 trái hoặc nhiều hơn. Khi chín, trái hồng nhung tự rụng xuống. Để ăn, cần chà sạch lớp lông mịn bên ngoài.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Vườn măng cụt trăm tuổi, chỉ 4 cây cho cả tấn trái mỗi mùa ở Sóc Trăng

Phương Anh |

4 cây măng cụt trăm tuổi là tài sản vô giá của gia đình ông ông Hứa Văn Lến ở xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Vân Hi |

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Vườn măng cụt trăm tuổi, chỉ 4 cây cho cả tấn trái mỗi mùa ở Sóc Trăng

Phương Anh |

4 cây măng cụt trăm tuổi là tài sản vô giá của gia đình ông ông Hứa Văn Lến ở xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Vân Hi |

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.