Bị siết thuế tại Indonesia, Netflix bao giờ nộp thuế tại Việt Nam?

Thế Lâm |

Chính quyền sở tại Indonesia vừa quyết định buộc các “ông lớn” dịch vụ xuyên biên giới gồm Amazon, Google, Netflix, Spotify sẽ phải đóng 10% thuế VAT trên tổng doanh số. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm, dịch vụ tại Indonesia đạt doanh số ít nhất 600 triệu rupiah (khoảng 970 triệu đồng) hoặc có ít nhất 12.000 người dùng truy cập mỗi năm đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế này.

Phản hồi về yêu cầu này, hãng Reuters cho biết đại diện Netflix cam kết sẽ tôn trọng qui định của chính quyền Indonesia.

Vấn đề đóng thuế của các “ông lớn” Internet cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào nhiều quốc gia không phải là mới. Song, việc tuân thủ vẫn chưa diễn ra một cách hoàn toàn tại các quốc gia.

Đơn cử, năm 2019 thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam được cho rằng ghi nhận có tổng giá trị khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm tới 275 triệu USD và Google là 174,9 triệu USD. Như vậy, hai “ông lớn” này đã chiếm khoảng 70% doanh thu trên thị trường.

Tuy nhiên, ngoại trừ các nguồn thu từ những đại lí quảng cáo, các doanh nghiệp đối tác của Google và Facebook tại Việt Nam đã đóng một số loại thuế (thuế nhà thầu 10%, thuế VAT 10%...), nguồn thu còn lại của Facebook, Google trực tiếp từ khách hàng trả bằng thẻ tín dụng, thì hầu như chưa đóng các loại thuế cho cơ quan thuế Việt Nam.

Trong một chuyến thăm và làm việc của ông ông Kuek Yu-Chuang, Giám đốc điều hành Netflix Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến Việt Nam và được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp kiến, đại diện Netflix cho biết mong muốn được đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam, tuân thủ luật pháp Việt Nam trong đó có nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, cam kết đó tới nay vẫn chưa được hiện thực hóa.

Đồng ý tuân thủ các qui định về thuế, nhưng bao giờ thực hiện là vấn đề đáng quan tâm.

Netflix hiện có hơn 160 triệu thuê bao tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, số liệu được ước đoán từ vài năm trước, Netflix đã có hơn 300.000 thuê bao thu phí theo tháng với mức dao động từ 180-260 ngàn đồng tùy theo gói cước. Nhưng đáng nói là, hầu hết các khách hàng của Netflix tại Việt Nam đều trả qua thẻ tín dụng trực tiếp cho Netflix, chính vì thế nhà nước Việt Nam cũng thất thu thuế từ nguồn này.

Tờ Zing dẫn ý kiến từ đại diện của Tổng cục Thuế cho rằng “việc Indonesia yêu cầu Amazon, Netflix, Spotify hay các công ty con của Google nộp thuế VAT cũng tương tự như Việt Nam áp dụng thuế nhà thầu nước ngoài với các tổ chức này”.

Thuế nhà thầu có mức thông thường là 10% trên doanh thu đã được áp dụng tại Việt Nam trong nhiều năm qua đối với các tổ chức nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú. Theo đó, những tổ chức này sẽ phải ủy quyền cho một đầu mối để nộp thuế nhà thầu đối với nguồn thu nhập phát sinh tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nói, đối với nguồn thu trực tiếp từ khách hàng qua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay các phương thức không dùng tiền mặt, hiện chưa thể nắm rõ nguồn thu đó là bao nhiêu. Và trong nhiều năm qua, các công ty cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam hầu như cũng chưa thực hiện nghĩa vụ thuế từ nguồn thu này.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Netflix muốn sản xuất tại Việt Nam, cơ hội cho phim Việt ra thế giới?

Thế Lâm |

Trong vòng 3 tháng, hai lãnh đạo cao cấp của nhà cung cấp dịch vụ phim trực tuyến lớn nhất toàn cầu Netflix đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam thông qua việc hợp tác làm phim để chiếu trên nền tảng Netflix và xuất khẩu.

Truyền hình OTT không phép bắt đầu bị “sờ gáy”: Netflix đầu bảng!

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã làm việc với đại diện 4 hãng sản xuất tivi gồm Samsung, LG, Sony, TCL nhằm phổ biến các quy định về quản lý nội dung, dịch vụ và thiết bị đầu cuối thu xem truyền hình. Trong đó, tính năng truy cập dịch vụ Netflix được tích hợp trên điều khiển từ xa của tivi thông minh bán ra tại thị trường Việt Nam trở thành tâm điểm bị “sờ gáy”.

“Ông lớn” Netflix cam kết đóng thuế theo pháp luật Việt Nam

Thế Lâm |

Như báo Lao Động đã có bài viết về “ông lớn” truyền hình OTT Netflix “đại náo” thị trường Việt nhưng không đóng thuế. Mới đây, đại diện của hãng này tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có cam kết đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Netflix muốn sản xuất tại Việt Nam, cơ hội cho phim Việt ra thế giới?

Thế Lâm |

Trong vòng 3 tháng, hai lãnh đạo cao cấp của nhà cung cấp dịch vụ phim trực tuyến lớn nhất toàn cầu Netflix đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam thông qua việc hợp tác làm phim để chiếu trên nền tảng Netflix và xuất khẩu.

Truyền hình OTT không phép bắt đầu bị “sờ gáy”: Netflix đầu bảng!

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã làm việc với đại diện 4 hãng sản xuất tivi gồm Samsung, LG, Sony, TCL nhằm phổ biến các quy định về quản lý nội dung, dịch vụ và thiết bị đầu cuối thu xem truyền hình. Trong đó, tính năng truy cập dịch vụ Netflix được tích hợp trên điều khiển từ xa của tivi thông minh bán ra tại thị trường Việt Nam trở thành tâm điểm bị “sờ gáy”.

“Ông lớn” Netflix cam kết đóng thuế theo pháp luật Việt Nam

Thế Lâm |

Như báo Lao Động đã có bài viết về “ông lớn” truyền hình OTT Netflix “đại náo” thị trường Việt nhưng không đóng thuế. Mới đây, đại diện của hãng này tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có cam kết đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.