Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải bảo vệ được những thương hiệu tử tế

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (Cường Ngô ghi) |

Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15.3, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương Hà Nội) đã phân tích, đánh giá, giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng.

Còn nhiều sơ hở trong công tác quản lý giá cả, ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng

Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thực hiện được hơn 10 năm nay. Ngần ấy thời gian, luật có những tác dụng tích cực, 8 quyền của người tiêu dùng ngày càng được toàn xã hội quan tâm hơn. Nhiều vụ việc vi phạm về hàng hoá, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đã được xem xét và xử lí, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - dịch vụ, công tác này đã được quan tâm, coi trọng. Các đơn vị đã đầu tư vào sản xuất, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng và giá cả hợp lý.

Đối với người tiêu dùng, một khi vị thế được nâng lên, trên cơ sở nắm vững các quyền của mình, họ yên tâm mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ trên thị trường, lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy để gửi niềm tin thực sự của mình với những thương hiệu đã có chỗ đứng lâu dài trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá, công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong xã hội còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy mà Quốc hội đang bàn để sớm sửa đổi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sát với thực tế cuộc sống ngày nay hơn.

Bởi hiện nay, những hiện tượng buôn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ còn có những khiếm khuyết, vi phạm đến quyền của người tiêu dùng. Khi xã hội phát triển hiện đại văn minh hơn, quy mô về sức mua đã có nhiều thay đổi so với nhiều năm trước, mua bán ngày nay không chỉ là trực tiếp, mà còn mua bán trên mạng thông qua các nền tảng số được thiết lập.

Quyền lợi không được đảm bảo khiến cho người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn trong giao dịch hàng ngày. Ảnh: Lan Nhi
Quyền lợi không được đảm bảo khiến cho người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn trong giao dịch hàng ngày. Ảnh: Lan Nhi

Về thực thi pháp luật, qua thống kê cho thấy còn nhiều sơ hở trong công tác quản lý giá cả, chất lượng hàng hoá, trách nhiệm đến cùng của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản xuất với người tiêu dùng còn khiếm khuyết một khi có những khiếu nại.

Người tiêu dùng trong xã hội ngày nay có lúc còn đơn giản trong mua sắm, thích chạy theo xu hướng mới, còn ham những sản phẩm có thương hiệu song giá lại quá hấp dẫn, phù hợp với thu nhập của mình đang có hạn.

Chính vì vậy, đã phát sinh các trường hợp khiếu nại với các nhà cung cấp, gây khó khăn về thủ tục, thời gian, kinh phí, nhân lực để giải quyết các vụ việc; các luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có những nội dung còn trùng chéo, hiệu lực thi hành chưa được cụ thể, dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện và dễ bị lợi dụng.

Cần những giải pháp căn cơ

Muốn sớm ngăn ngừa và khắc phục kịp thời những vi phạm luật cần phải có những giải pháp cơ bản sau đây để quyền của người tiêu dùng được bảo vệ sớm, kịp thời ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc, không mong muốn:

Trước hết cần rà soát các luật, các quy định hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tại ở cuộc sống ngày nay.

Xây dựng ý thức tự giác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tăng cường chất lượng của công tác kiểm tra ngăn ngừa, uốn nắn các vi phạm có khả năng xảy ra dẫn tới vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả, sự phối hợp của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xã hội.

Đối với người tiêu dùng, cần nắm vững pháp quyền của mình trong quan hệ mua bán giao dịch, thụ hưởng dịch vụ trên thị trường.

Nâng cao quyền uy và trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng nhất là Hiệp hội bán lẻ Việt Nam và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ở trung ương và ở các địa phương. Khi tham gia giải quyết các vụ việc, các hiệp hội cần công tâm, phân biệt đúng sai của sự việc, đảm bảo tính khách quan, trung thực của tổ chức mà doanh nghiệp và người tiêu dùng xã hội gửi gắm, tin tưởng.

Theo thống kê, việc vi phạm quyền của người tiêu dùng trong 8 quyền cơ bản thì quyền được lựa chọn hàng hoá, quyền được thông tin, quyền được khiếu nại với doanh nghiệp là một số quyền còn chưa thực hiện được nhiều giúp cho người tiêu dùng giảm bớt những khó khăn trong giao dịch hàng ngày. Bảo vệ quyền của người tiêu dùng phải bảo vệ trọn vẹn các quyền cơ bản mà luật đã quy định.

Đồng thời phải chú ý bảo vệ từ những cái nhỏ nhất trên thị trường Việt Nam giữa các chủ thể với nhau khi giao dịch có phát sinh.

Công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng rất cần việc khen thưởng và xử lý giải quyết vụ việc một cách nghiêm minh. Bảo vệ những thương hiệu làm ăn tử tế, đồng thời nghiêm khắc phê bình và cần thiết phải xử lý để đủ sức răn đe trước những vi phạm đang xảy ra thường xuyên ở nước ta. 

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (Cường Ngô ghi)
TIN LIÊN QUAN

Người tiêu dùng là bên yếu thế nên bảo vệ quyền lợi là điều tất yếu

Anh Kiệt |

Đây là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.

Người tiêu dùng có phải bồi thường nếu thông tin sai sự thật về sản phẩm?

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 15.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Lộ lọt thông tin cá nhân người tiêu dùng, cần chế tài mạnh để xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Người tiêu dùng lo ngại về khả năng các thông tin của người tiêu dùng, nhất là thông tin cá nhân bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng theo những mục đích không có lợi. Do vậy, đại biểu đề nghị hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.

Hà Nội: Vạch sơn cho người đi bộ có cũng như không

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Dù vỉa hè đã xuất hiện vạch sơn dành cho người đi bộ, nhưng vẫn bị lấn chiếm làm nơi để xe, kinh doanh, buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường.

Chỉ số VN-Index đối mặt với nguy cơ rủi ro ngắn hạn dần tăng lên

Gia Miêu |

Nhịp vận động của VN-Index đang trong xu hướng khó xác định và vùng cản quanh mức 1.060 điểm vẫn sẽ là kháng cự mà chỉ số cần vượt qua để hướng đến mức 1.100 điểm.

Huỳnh Như và cái giá của SEA Games

PHẠM ĐÌNH |

Tiền đạo Huỳnh Như có thể trở về khoác áo tuyển nữ Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32.

Thái Nguyên cảnh báo tình trạng cuộc gọi lừa đảo "con bị tai nạn"

Nguyễn Tùng |

Sau khi nhiều phụ huynh học sinh trên địa bàn TP Thái Nguyên nhận được cuộc gọi từ những đối tượng lạ mặt thông tin con em bị tai nạn trong giờ học và yêu cầu chuyển tiền viện phí, Công an đã vào cuộc làm rõ, cảnh báo hình thức lừa đảo này.

Khởi tố 4 bị can liên quan vụ nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 78-02D thuộc Công ty TNHH Đăng kiểm Bách Việt ở Phú Yên.

Người tiêu dùng là bên yếu thế nên bảo vệ quyền lợi là điều tất yếu

Anh Kiệt |

Đây là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.

Người tiêu dùng có phải bồi thường nếu thông tin sai sự thật về sản phẩm?

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 15.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Lộ lọt thông tin cá nhân người tiêu dùng, cần chế tài mạnh để xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Người tiêu dùng lo ngại về khả năng các thông tin của người tiêu dùng, nhất là thông tin cá nhân bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng theo những mục đích không có lợi. Do vậy, đại biểu đề nghị hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.