Hà Nội: Vạch sơn cho người đi bộ có cũng như không

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Dù vỉa hè đã xuất hiện vạch sơn dành cho người đi bộ, nhưng vẫn bị lấn chiếm làm nơi để xe, kinh doanh, buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường.

Hà Nội đang bước vào cao điểm chỉnh trang đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Lao Động ngày 16.3, tại nhiều con ngõ thuộc phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), dù lực lượng chức năng đã tiến hành kẻ vạch sơn trên vỉa hè dành cho người đi bộ, nhưng nhiều vị trí vẫn trong tình trạng bị lấn chiếm làm nơi bán hàng, kinh doanh và nơi đỗ xe.

Tại ngõ 3 Khuất Duy Tiến, trước tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng, UBND phường Thanh Xuân Bắc đã tiến hành kẻ vạch sơn dành cho người đi bộ trên vỉa hè với chiều dài khoảng 2km.

Người dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng, kinh doanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng, kinh doanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sau khi được kẻ vạch sơn, đa phần những hộ dân tại đây đều tuân thủ theo quy định, chỉ một số ít trường hợp vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, dừng đỗ xe.

Cá biệt, tại vị trí đầu ngõ 3 Khuất Duy Tiến, vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ đã biến mất.

Vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ đã biến mất tại vị trí đầu ngõ 3 Khuất Duy Tiến. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ đã biến mất tại vị trí đầu ngõ 3 Khuất Duy Tiến. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Bà Nguyễn Thị Thủy (47 tuổi, người dân sinh sống trong ngõ 116 Lương thế Vinh) cho biết, việc lực lượng chức năng kẻ vạch sơn để xác định phạm vi người dân có nhà mặt tiền được sử dụng, và phần dành cho người đi bộ là rất cần thiết.

Chị
Bà Nguyễn Thị Thủy chia sẻ về những lần vỉa hè bị lấn chiếm. Ảnh: Phạm Đông

“Vạch kẻ sơn không những phân chia đường cho người đi bộ mà còn làm đẹp đường phố, tránh được cảnh lộn xộn hàng quán, xe máy như trước đây.

Tuy nhiên, vẫn còn một số người vẫn ngang nhiên bày bán hoa quả, đỗ xe máy trên vỉa hè buộc tôi phải đi xuống lòng đường”, bà Thuỷ nói.

Người dân ngang nhiên đỗ xe chắn ngang lối đi của người đi bộ, vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân ngang nhiên đỗ xe chắn ngang lối đi của người đi bộ, vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân ngang nhiên đỗ xe chắn ngang vỉa hè của người đi bộ, vỉa hè. Ảnh: Phạm Đông

Trước đó, UBND phường Thanh Xuân Bắc đã mời người dân họp để lấy ý kiến trước khi tiến hành sơn kẻ vạch vỉa hè; đồng thời in 600 thư ngỏ và bản cam kết gửi các hộ kinh doanh.

Tại ngõ 116 Lương Thế Vinh (Thanh Xuân Bắc) lực lượng chức năng cũng đã tiến hành kẻ vạch sơn dài khoảng 500m để xác định đường dành cho người đi bộ.

Vạch kẻ sơn dài khoảng 500m để xác định đường dành cho người đi bộ tại ngõ 116 Lương Thế Vinh. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vạch kẻ sơn dài khoảng 500m để xác định đường dành cho người đi bộ tại ngõ 116 Lương Thế Vinh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Bà Bùi Thị Minh Nhật (48 tuổi, hộ kinh doanh tại ngõ 116 Lương Thế Vinh) cho biết, từ khi có vạch kẻ sơn trắng những hộ kinh doanh và người đi bộ đã ít lời qua tiếng lại với nhau hơn.

“Nhìn gọn gàng, sạch sẽ hơn hẳn. Mới đầu cũng không quen, nhưng đã được chính quyền nhắc nhở nên tôi đã thay đổi được thói quen, luôn chấp hành đầy đủ và chỉ sử dụng đúng phạm vi đã được kẻ sơn”, bà Nhật nói.

Chị Bùi Thị Minh Nhật chia sẻ.
Bà Bùi Thị Minh Nhật nói về việc kẻ sơn cho vỉa hè. Ảnh: Phạm Đông

Ngoài những hộ kinh doanh, buôn bán tuân thủ quy định, sắp xếp ghế ngồi đúng vị theo vạch sơn chỉ dẫn, thì vẫn có một số hộ dân ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè đỗ xe khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường.

Ôtô lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ôtô lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người đi bộ phải đi xuống lòng đường khi vỉa hè bị lấn chiếm. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người đi bộ phải đi xuống lòng đường khi vỉa hè bị lấn chiếm. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người đi bộ phải đi xuống lòng đường khi vỉa hè bị lấn chiếm. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè sau khi được kẻ vạch sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè sau khi được kẻ vạch sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè sau khi được kẻ vạch sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè sau khi được kẻ vạch sơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe máy đỗ tràn lan trên vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe máy đỗ tràn lan trên vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe máy đỗ tràn lan trên vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Dẹp vỉa hè cũng cần quan tâm đến sinh kế của người dân

Minh Hạnh |

Nhằm đảm bảo việc đi bộ của người dân được tiện lợi, nhiều năm qua, TP.Hà Nội đã ban hành quy định về việc tổ chức sắp xếp phương tiện trên vỉa hè. Tuy nhiên, diện tích vỉa hè không đồng nhất, ý thức của người dân chưa cao... khiến việc dẹp vỉa hè đang là bài toán khó trong công tác đảm bảo trật tự đô thị.

Ngang nhiên chiếm vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển

Nguyễn Thúy |

Tại một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều nhà xe ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đi lại của người dân.

Phó Giám đốc Công an Hà Nội: Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều

Phạm Đông |

Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều là khẳng định của Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội liên quan tới kế hoạch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố.

Nở rộ dịch vụ đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ, người dân cần lưu ý những gì?

Minh Hà - Hà Chi |

Kể từ khi xảy ra tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm, trên mạng xã hội đã nở rộ hình thức đăng kiểm thuê, đăng kiểm hộ với mức giá từ 1-2 triệu đồng/xe. Tuy nhiên, dịch vụ này mang lại rất nhiều rủi ro, người dân cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Giao thông chia cắt vì cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Cầu tạm xây chưa xong đã vội phá cầu chính khiến cho các phương tiện qua lại ùn ứ cục bộ. Tuyến đường huyết mạch từ Bạc Liêu về huyện Hồng Dân bị chia cắt.

Làm gì để giá xe ôtô Việt Nam rẻ như Thái Lan, Indonesia

Anh Tuấn |

Giá xe ôtô Việt Nam gấp gần hai lần Thái Lan, Indonesia và cao hơn Mỹ, Nhật Bản, theo Bộ Công Thương, chủ yếu vì thuế phí và tỉ lệ nội địa hoá chưa cao. Các chuyên gia cho rằng, không có một hãng xe nào tự sản xuất hoàn toàn 100% từ linh kiện trong nước. Điều mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng là tham gia sâu hơn vào các chi tiết, linh kiện chính của ôtô.

Công ty Dạ Lan vẫn chưa tháo dỡ các công trình vi phạm ở Công viên Hội An

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mặc dù nhiều hạng mục, công trình vi phạm đã được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa “điểm mặt, chỉ tên”, nhưng nhiều tháng qua, các công trình vi phạm của Công ty cổ phần Dạ Lan (ở Công viên Hội An, TP.Thanh Hóa) vẫn chưa tháo dỡ, hoạt động kinh doanh trên phần đất sai phép vẫn diễn ra bình thường.

TPHCM: Dâu tây giá rẻ, nhập nhằng nguồn gốc

Như Quỳnh - Ngọc Ánh |

TPHCM - Sau Hà Nội, dâu tây  gắn mác "Mộc Châu”, "Đà Lạt”... lại xuất hiện khắp trên các tuyến đường TPHCM với giá rẻ bất ngờ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Dẹp vỉa hè cũng cần quan tâm đến sinh kế của người dân

Minh Hạnh |

Nhằm đảm bảo việc đi bộ của người dân được tiện lợi, nhiều năm qua, TP.Hà Nội đã ban hành quy định về việc tổ chức sắp xếp phương tiện trên vỉa hè. Tuy nhiên, diện tích vỉa hè không đồng nhất, ý thức của người dân chưa cao... khiến việc dẹp vỉa hè đang là bài toán khó trong công tác đảm bảo trật tự đô thị.

Ngang nhiên chiếm vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển

Nguyễn Thúy |

Tại một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều nhà xe ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đi lại của người dân.

Phó Giám đốc Công an Hà Nội: Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều

Phạm Đông |

Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều là khẳng định của Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội liên quan tới kế hoạch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố.