TPHCM khắc phục tình trạng dự án treo bằng cách nào?

MINH QUÂN |

Chính sách hoán đổi đất cho người bị di dời trong bồi thường, giải phóng mặt bằng được kỳ vọng giúp TPHCM rút ngắn được thời gian bồi thường, khắc phục tình trạng dự án “treo”.

Những năm qua, TPHCM có nhiều dự án hạ tầng giao thông bị chậm triển khai, giãn tiến độ, thậm chí là "đắp chiếu"… mà một trong những nguyên nhân chính là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài.

Điển hình như dự án Vành đai 2 (đoạn nút giao Gò Dưa đến Phạm Văn Đồng) hay các cây cầu như Long Đại, Tăng Long, Nam Lý, Tân Kỳ - Tân Quý… đang thi công phải tạm dừng vì vướng mặt bằng.

đ
Cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp (Thành phố Thủ Đức) dừng thi công 4 năm qua vì vướng mặt bằng.  Ảnh: Anh Tú

Sắp tới, TPHCM dự kiến triển khai hàng loạt công trình trọng điểm, liên vùng mà nếu không có mặt bằng thì chậm tiến độ là điều dự báo từ trước.

Ông Lương Minh Phúc  - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TPHCM - cho biết, GPMB là vấn đề cực kỳ quan trọng của các dự án giao thông TPHCM trong 5 năm tới, đặc biệt là các dự án lớn như: Vành đai 2, 3, 4; cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và mở rộng các dự án cửa ngõ.

Theo ông Phúc, để thực hiện GPMB các dự án trên, sơ bộ cũng cần trên 50.000 tỉ đồng. Đây là một khối lượng cực kỳ lớn và thời gian GPMB có thể kéo dài 2-3 năm. Do đó, cần có bước đột phá trong GPMB để đưa các dự án về đích đúng hẹn.

Để tháo gỡ khó khăn này, UBND TPHCM đã đưa vào dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội (thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM) 2 chính sách đột phá về đất đai.

Thứ nhất, tách bồi thường thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B (tổng mức đầu tư dưới 2.300 tỉ đồng). Bởi quy định hiện hành mới chỉ cho phép tách bồi thường thành dự án độc lập đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A.

Thứ hai, TPHCM muốn được thí điểm chính sách bồi thường bằng việc giao đất có mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỉ lệ phần trăm.

Theo phân tích của UBND TPHCM, thay vì bỏ ra kinh phí lớn thì dùng đòn bẩy kinh tế bằng cách sử dụng quỹ đất và công cụ quy hoạch để quy hoạch thành các khu tái định cư. Người dân có thể được hoán đổi theo tỉ lệ tương ứng và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm triển khai dự án. Từ đó rút ngắn được thời gian bồi thường, giải quyết hài hòa lợi ích nhà nước và người dân, khắc phục tình trạng dự án “treo”.

UBND TPHCM đánh giá chính sách này sẽ giúp người dân bị thu hồi đất có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, đáp ứng được mong muốn tái định cư tại chỗ, tạo sự đồng thuận khi triển khai dự án.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Giá bồi thường Vành đai 3 TPHCM sẽ tiệm cận thị trường

MINH QUÂN |

TPHCM - Theo lãnh đạo Sở GTVT TPHCM, giá bồi thường dự án Vành đai 3 TPHCM sẽ tiệm cận với giá thị trường, ưu tiên tái định cư tại chỗ, có đầy đủ hạ tầng.

Dự án Vành đai 3 TPHCM: Tạo kiểu mẫu về bồi thường, tái định cư

MINH QUÂN |

TPHCM đứng trước áp lực rất lớn khi phải có ít nhất 70% mặt bằng sạch từ nay đến giữa năm 2023, để đảm bảo khởi công dự án Vành đai 3 sớm hơn nửa năm so với kế hoạch ban đầu. Dự án phải giải phóng mặt bằng hơn 640ha đất với gần 3.900 hộ dân bị ảnh hưởng. Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, thành phố sẽ điều tra xã hội học để hiểu được đặc điểm sinh kế của người dân, nhằm có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Đường Vành đai nghìn tỉ ở TPHCM dang dở, thành nơi chăn bò

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau 5 năm khởi công, gần 3 km đường Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (Thành phố Thủ Đức) dang dở, ngổn ngang vật liệu xây dựng, cỏ mọc um tùm. Người dân sinh sống quanh khu vực đã tận dụng đất trống để chăn bò, trồng chuối.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.