Vì sao nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ bị tố “đạo văn” vẫn được phong giáo sư?

Đặng Chung |

Những ngày qua, vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị tố đạo văn của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến cho rằng ông không xứng đáng nhận chức danh GS.

Trong bài báo “GS Trần Ngọc Thêm lên tiếng vụ GS Nguyễn Đức Tồn bị “tố” đạo văn của học trò”, Lao Động đã trích lời GS Trần Ngọc Thêm cho hay, ông Tồn đã vi phạm nghiêm trọng Luật Bản quyền, khi đã trích hàng trăm trang trong công trình nghiên cứu của học trò mà không ghi đồng tác giả. GS Thêm cho rằng điều này chẳng khác là đạo văn.

Vậy vì sao có sai phạm như vậy, ông Nguyễn Đức Tồn vẫn được công nhận và bổ nhiệm chức danh GS?

Lý giải điều này, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm chia sẻ: "Sau 2 lần bị "bác" hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn GS vì nghi án đạo văn, đến năm 2009, ông Tồn tiếp tục nộp hồ sơ và đã được Hội đồng cấp cơ sở thông qua.

Lên đến Hội đồng Chức danh Giáo sư (CDGS) ngành ngôn ngữ, tại cuộc họp trong 2 ngày 15-16.10.2009, các ý kiến phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.

Mặt khác, vào năm trước đó (năm 2008), ông Tồn vừa mới được Viện KHXH Việt Nam bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Để bổ nhiệm, Viện KHXH chắc chắn cũng đã cân nhắc chuyện này. Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành, các thành viên Hội đồng đã đồng ý đưa ông Tồn vào danh sách bỏ phiếu kín. Kết quả là ông Tồn được thông qua với số phiếu 10/10.

Đến năm 2011, GS Nguyễn Đức Tồn với tư cách là Viện trưởng, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ (cùng hai vị nữa) được đề nghị bổ sung vào làm thành viên Hội đồng CDGS Ngành ngôn ngữ học".

 
 GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.

Nếu đúng như những gì GS Trần Ngọc Thêm nói, việc công nhận chức danh GS cho ông Nguyễn Đức Tồn hồi đó được làm trên tinh thần “nhân văn, bao dung”, thì sẽ tạo tiền lệ xấu và gây tâm lý không phục ở các nhà khoa học.

Về điều này, GS Trần Ngọc Thêm - với tư cách là Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học - kiến nghị: "Theo tôi, để cho công bằng, trước hết là cần phải làm sáng tỏ mọi điều để ông Tồn tâm phục, khẩu phục và không thể kêu là bị người khác vu cáo.

Theo kinh nghiệm đợt rà soát phong GS/PGS vừa qua, Chủ tịch Hội đồng CDGS Nhà nước kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT nên giao cho Văn phòng Hội đồng CDGS Nhà nước phối hợp với Thanh tra Bộ , cử một tổ công tác xem xét đối chiếu lại tất cả mọi thứ có liên quan đến nghi án đạo văn của ông Tồn. Trong thời gian xem xét cần phải tạm thời đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng CDGS Ngành của ông Tồn.

Sau khi mọi việc sáng tỏ, nếu chứng minh được là ông Tồn bị vu cáo thì sẽ khôi phục tư cách này và xử lý những người vu cáo. Còn nếu quả là ông Tồn đạo văn, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, vi phạm Luật giáo dục, vi phạm Quy chế đào tạo tiến sĩ, không đáp ứng các tiêu chuẩn của chức danh GS và PGS thì tôi nghĩ các bộ phận hữu trách của Bộ GDĐT, Hội đồng CDGS Nhà nước và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ biết rõ cần phải làm gì".

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

GS Trần Ngọc Thêm lên tiếng vụ GS Nguyễn Đức Tồn bị “tố” đạo văn của học trò

Đặng Chung |

Những ngày qua, thông tin GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - bị tố “đạo văn” của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận và giới khoa học trong nước.

Cả nước có 1.600 Giáo sư nhưng chỉ có hơn 200 người còn đang nghiên cứu

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, trong đó có nhiều người đã mất hoặc về hưu. Tuy nhiên, số lượng Giáo sư và Phó Giáo sư còn nghiên cứu chỉ còn chiếm khoảng 1/4.

Tiêu chuẩn mới về GS.PGS: Cần đảm bảo tính thực chất, khoa học

HẢI ĐĂNG |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu Bộ GDĐT nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện, trình quy định mới về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

GS Trần Ngọc Thêm lên tiếng vụ GS Nguyễn Đức Tồn bị “tố” đạo văn của học trò

Đặng Chung |

Những ngày qua, thông tin GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - bị tố “đạo văn” của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận và giới khoa học trong nước.

Cả nước có 1.600 Giáo sư nhưng chỉ có hơn 200 người còn đang nghiên cứu

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, trong đó có nhiều người đã mất hoặc về hưu. Tuy nhiên, số lượng Giáo sư và Phó Giáo sư còn nghiên cứu chỉ còn chiếm khoảng 1/4.

Tiêu chuẩn mới về GS.PGS: Cần đảm bảo tính thực chất, khoa học

HẢI ĐĂNG |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu Bộ GDĐT nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện, trình quy định mới về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.