Tiêu chuẩn mới về GS.PGS: Cần đảm bảo tính thực chất, khoa học

HẢI ĐĂNG |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu Bộ GDĐT nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện, trình quy định mới về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Trước đó, vào ngày 2.2, Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công bố danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư (GS.PGS) năm 2017. Trước dư luận nghi ngại về chất lượng GS.PGS của “chuyến tàu vét”, Thủ tướng yêu cầu rà soát, kết quả 41 người bị loại vì chưa đủ điều kiện và một số trường hợp xin rút.

Lâu nay, rất nhiều ý kiến than phiền, bức xúc về tình trạng bội thực các chức danh GS.PGS.TS nhưng chất lượng giáo dục đào tạo không cao, không có trường ĐH lọt top bảng xếp hạng quốc tế, nghiên cứu khoa học, phát minh sáng chế rất yếu kém so với nhiều quốc gia. Một số người có học hàm, học vị cao nhưng lại đạo văn, yếu ngoại ngữ, không có thành tích nghiên cứu khoa học, có hiện tượng gian lận hồ sơ, “chạy” chức danh.

Thực tế nói trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải thay đổi quy trình, quy định, tiêu chuẩn chức danh khoa học như GS.PGS và cả học vị tiến sĩ.

Theo quy định của Điều 71 Luật Giáo dục 2005, “GS.PGS  là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học”. Áp dụng đúng quy định này, sẽ không có cửa cho quan chức, cho những người không hành nghề giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học.

Về tiêu chuẩn, quy trình công nhận chức danh GS.PGS, cần thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng: "Phải bảo đảm minh bạch, không có tiêu cực để tạo động lực cho các nhà khoa học cống hiến, có nhiều công trình nghiên cứu hữu ích cho xã hội".

Với tinh thần này, các tiêu chí cần chú trọng giá trị, hiệu quả, chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện trí tuệ, đẳng cấp và đóng góp của ứng viên, loại bỏ những tiêu chí, cách cộng điểm mang tính hình thức, tạo kẽ hở để ứng viên “lách luật”.

Đơn cử như tiêu chuẩn về ngoại ngữ phải được sát hạch chặt chẽ, công khai. Tiêu chuẩn về công trình nghiên cứu, chủ trì đề tài trong trường hợp đứng tên chung phải chứng minh được đóng góp của các cá nhân, tránh trường hợp “đánh trống ghi tên”, gian dối, “dây máu ăn phần”. Cần có thêm tiêu chí đánh giá của sinh viên và đồng nghiệp về ứng viên.

Trong quy trình công nhận, hồ sơ khoa học của ứng viên cần được công khai để giới chuyên môn giám sát, phản biện. Đồng thời, cần xem xét bãi bỏ các yếu tố cảm tính như số phiếu kín của hội đồng.

GS.PGS là đội ngũ khoa học tinh hoa, vì vậy cần có các tiêu chí phù hợp và quy trình công nhận chặt chẽ, tránh trường hợp các ứng viên không xứng đáng lọt vào “ngôi đền thiêng”, trả lại vinh dự cho các chức danh giáo dục cao quý.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT công bố 31 đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS

Đặng Chung |

Chiều 5.4, Bộ GDĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017, trên cơ sở công khai, minh bạch và sẽ có hình thức xử lý nghiêm.

Quy trình bổ nhiệm giáo sư đang tạo điều kiện cho sự gian dối, lẫn lộn vàng thau

Đặng Chung |

“Quy trình xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay bề ngoài có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thật ra lại rất lỏng lẻo, thậm chí tạo kẽ hở cho gian lận, tiêu cực".

Infographic: Quy trình công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư diễn ra như thế nào?

Văn Thắng |

Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm các bước đăng ký và nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở; ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng nhà nước.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Bộ GDĐT công bố 31 đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS

Đặng Chung |

Chiều 5.4, Bộ GDĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017, trên cơ sở công khai, minh bạch và sẽ có hình thức xử lý nghiêm.

Quy trình bổ nhiệm giáo sư đang tạo điều kiện cho sự gian dối, lẫn lộn vàng thau

Đặng Chung |

“Quy trình xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay bề ngoài có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thật ra lại rất lỏng lẻo, thậm chí tạo kẽ hở cho gian lận, tiêu cực".

Infographic: Quy trình công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư diễn ra như thế nào?

Văn Thắng |

Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm các bước đăng ký và nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở; ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng nhà nước.