“Tiếng lòng” 37.000 kế toán trường học được lắng nghe

LƯƠNG HẠNH |

Trong một buổi chiều đầu tháng 10.2023, lặn lội từ các tỉnh miền núi Yên Bái, Bắc Giang, Lạng Sơn… đến trụ sở Báo Lao Động, họ - những kế toán trường học đã có cả chục năm làm nghề - giãi bày với phóng viên. Cũng từ đó, quyền lợi, mong muốn chính đáng của họ về tiền lương và chế độ đãi ngộ đã được lắng nghe, đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội.

Từ trường làng ở tỉnh miền núi xa xôi

Chúng tôi vẫn chưa thể quên những ánh mắt hoang mang chờ đợi, khuôn mặt rầu rĩ, khắc khổ của chị Lê Thị Na (SN 1982) - viên chức kế toán Trường Tiểu học Xuân Ái (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) khi tất tả đến Báo Lao Động để giãi bày tâm sự, khổ tâm, bức xúc trong nhiều năm qua.

Ngôi trường chị Na công tác cũng nằm tại địa bàn một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Ngoài mong muốn có một công việc ổn định, chị Na đã vượt quãng đường xa đến trường với một lòng tin yêu nghề kế toán và mong mỏi cống hiến với ngành Giáo dục.

Chị nhớ lại, tháng 12.2005, khi trở thành nhân viên hợp đồng trong ngành Giáo dục địa phương, phải mãi đến năm 2011, chị mới được tuyển dụng vào làm viên chức kế toán trường học. Năm 2010, vừa để bổ sung chứng chỉ, bằng cấp, vừa muốn nâng cao chuyên môn, chị tự bỏ chi phí khăn gói đi học tại chức lấy bằng đại học. Bụng bầu vượt mặt, chị Na vẫn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn để sớm hoàn thành việc học. Tròn 18 năm công tác trong ngành Giáo dục, hiện nay, chị hưởng hệ số lương là 3.03, mức lương 5.843.000 đồng/tháng.

Cầm đồng lương về mỗi tháng, nữ nhân viên kế toán không biết phải nên chi gì trước, tiêu gì sau. Học phí của 2 con khiến chị Na phải chạy vạy từng đồng.

Éo le hơn chị Na, lúc mới kết hôn, nữ kế toán trường học Nguyễn Thị Cẩm Vân (SN 1988, trú tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) nợ khoảng 10 triệu đồng. Sau 13 năm, vợ chồng chị nợ đến 500 triệu đồng vì xoay xở chi phí để mong có con. Song, ngay cả khi hai vợ chồng cùng cật lực đi làm, thu nhập của gia đình vẫn phải trông chờ vào việc được ngân hàng đáo hạn thấu chi.

Cũng như nhiều kế toán trường học khác, chị Vân sẵn sàng tự bỏ mọi chi phí để đi học lớp đại học tại chức, vừa nâng cao chuyên môn, vừa mong mỏi sớm được chuyển ngạch, nâng lương. Thời gian dài đằng đẵng chờ đợi, hiện chị Vân vẫn là kế toán trường học với mã ngạch 06.032 (Kế toán viên trung cấp), bậc 5, hệ số 3,34.

Chị Vân, chị Na chỉ là 2 trong số hàng chục nghìn kế toán trường học phải chịu những bất cập về chế độ tiền lương, chưa được xét nâng, chuyển ngạch dù đã có bằng đại học. Nhiều người trong số họ đã nghỉ việc, chuyển sang làm công việc khác, số còn lại cố gắng bám nghề. Song, đa số người ở lại đều phải làm thêm các công việc khác như: Bán hàng online, bán bảo hiểm, làm giúp việc theo giờ, phụ hồ,... thậm chí tranh thủ từng phút nghỉ ngơi mò cua, bắt ốc... đem ra chợ bán, gia tăng thu nhập, trang trải cuộc sống.

Đến số 6, Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Những bất cập và bức xúc ấy, họ đã bày tỏ với phóng viên Báo Lao Động với niềm tin trọn vẹn và được phản ánh trong loạt 5 bài “Những nhân viên bị lãng quên trong Ngành Giáo dục”. Ngay khi loạt bài được đăng tải, hàng trăm lá thư, hàng nghìn bình luận, hàng chục nghìn nhân viên trường học đồng loạt lên tiếng.

Khi phóng viên hỏi tại sao kế toán lại chấp nhận sự im lặng trong thời gian dài như vậy, có người trả lời rằng: “Sống lâu trong cái khổ, chúng tôi đã quen với cái khổ rồi”; cũng có người cho biết: “Chúng tôi đã từng lên tiếng, nhưng không nhận được hồi đáp”.

Và chỉ khi nhóm phóng viên Báo Lao Động vào cuộc, với gần 50 tin bài trong hơn 1 tháng, bao nhiêu bộc bạch về những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ kế toán trường học nói riêng và đối tượng nhân viên trường học nói chung như: Văn thư, thiết bị, y tế… đã được lắng nghe, thậm chí đối thoại, giải quyết.

Cùng chung một nỗi niềm, chị Trần Thị Hồng - viên chức kế toán tại Trường Mầm non Dương Đức (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) - đang phải làm nhiều việc một lúc như kế toán các khoản thu ngoài ngân sách, học phí, kế toán mảng bán trú, công đoàn… Ngoài ra, chị Hồng phải làm nhiều việc “không tên” khác như: Văn thư, tạp vụ… với đồng lương chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng.

Năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính của tỉnh Bắc Giang. Chị Hồng may mắn là trong số ít viên chức kế toán trường học vượt qua kỳ thi này và được nâng ngạch, hưởng mức lương xứng đáng với tấm bằng đại học.

Cuộc sống hôn nhân không được trọn vẹn, một mình chị phải nuôi 2 con nhỏ, 1 cháu học lớp 9, 1 cháu học lớp 3. Với mức lương ít ỏi, chị Hồng phải đi làm phụ hồ mỗi dịp nghỉ hè hoặc cuối tuần để có tiền lo cho các con. Còn mỗi buổi tối, khi người ta nghỉ ngơi, chị phải nấu chè bán online, kiếm tiền lo cho các con, làm sao cho các con ăn học thành người.

“Mang tiếng là một kế toán, công tác trong ngành giáo dục nhưng đến hè hoặc tranh thủ cuối tuần, tôi đi phụ hồ thêm để có tiền lo cho học phí, lo cuộc sống cho các cháu. Một ngày đi làm phụ hồ, tôi nhận được hơn 300.000 đồng và được nuôi cơm bữa trưa, còn làm kế toán ở trường thì chưa nhận về nổi 200.000 đồng” - chị Hằng tâm sự.

Sau khi Báo Lao Động lên tiếng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tiếp tục quan tâm, rà soát, tham mưu tổ chức hoặc tổ chức theo thẩm quyền việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp (trường hợp có phân hạng) cho đội ngũ viên chức gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học.

Chị Lê Thị Na (ngoài cùng, bên phải) chỉ là một trong rất nhiều nhân viên kế toán trường học chưa được chuyển ngạch.  Ảnh: LƯƠNG HẠNH
Chị Lê Thị Na (ngoài cùng, bên phải) chỉ là một trong rất nhiều nhân viên kế toán trường học chưa được chuyển ngạch. Ảnh: LƯƠNG HẠNH

Mọi tâm tư được lắng nghe, giải quyết

Bắc Giang là một trong số ít các tỉnh được yêu cầu quan tâm, rà soát việc thi thăng hạng với đội ngũ viên chức trường học. Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, Bắc Ninh… đều đã ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân viên trường học.

Tại Đắk Lắk, một cuộc đối thoại giữa đội ngũ kế toán trường học với chính quyền địa phương diễn ra vào cuối tháng 10.2023 và sau cùng, quyền lợi của họ đã được đảm bảo xứng đáng.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, ngày 7.11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức làm công tác làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ trong đó có 37.817 nhân viên làm kế toán.

Bộ trưởng nhận định, thực chất phải nói chế độ lương với các viên chức hay nhân viên trường học còn rất thấp, chưa đảm bảo được mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Bà Phạm Thị Thanh Trà thông tin, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị các địa phương tiến hành tổng rà soát nhân viên trường học, đảm bảo theo đúng tinh thần Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ Thông tư 77 của Bộ Tài chính để xem xét thêm, có phương án rà soát, sắp xếp đảm bảo đúng danh mục việc làm, chuẩn bị cho việc cải cách chính sách tiền lương với đối tượng này.

Trước sự lắng nghe và giải quyết kịp thời từ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, đội ngũ nhân viên kế toán trường học bày tỏ lời cảm ơn từ đáy lòng và càng khẳng định sẽ quyết tâm bám nghề, thiết tha cống hiến.

Đại diện kế toán trường học cũng đã có thư cảm ơn gửi đến Báo Lao Động vì đã đồng hành, lên tiếng phản ánh về những bất cập trong tiền lương, thực hiện chế độ đãi ngộ cũng như khó khăn, vất vả trong công việc của họ.

“Dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng vẫn luôn biết ơn đến quý báo, một cơ quan báo chí đại diện cho người lao động, nói lên tiếng lòng của người lao động thấp cổ, bé họng. Vẫn biết còn rất nhiều khó khăn trở ngại, chúng tôi vẫn luôn mong muốn quý báo tiếp tục đồng hành cùng đội ngũ kế toán trường học trên con đường đi tìm chế độ phù hợp nhất cho mình. Một lần nữa, đội ngũ nhân viên kế toán trường học xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe, thắng lợi đến Báo Lao Động”. (trích từ lá thư đại diện 37.000 kế toán trường học cả nước gửi Báo Lao Động).

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Năm 2024, lương nhân viên kế toán trường học là bao nhiêu?

LƯU HOÀI |

Kế toán là vị trí việc làm có ở tất các cơ quan nhà nước. Vậy trong cơ sở giáo dục, lương của nhân viên kế toán trường học như thế nào?

Những công việc của kế toán trường học

Hồng Nhung |

Nhiệm vụ của kế toán trường học được quy định tại Điều 4 Luật Kế toán 2015, cụ thể như sau.

3 nhiệm vụ quan trọng kế toán trường học cần phải biết

TRÀ MY |

Kế toán trong trường học là một trong những công việc đòi hỏi tính chính xác, sự cẩn thận cao. Bên cạnh đó, kế toán trường học cũng cần phải nắm rõ những nhiệm vụ của mình.

Tết vui trên những công trình Tấm lòng Vàng

PHONG LINH |

“Tôi tin năm nay sẽ là một mùa Tết vui của bà con miền Tây, ít nhất là đối với những hộ gia đình, người dân lưu thông qua chiếc cầu, con đường do Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ” - bà Lê Thị Đẩu (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ.

Xả súng tại ga tàu điện ngầm ở New York, Mỹ

Thanh Hà |

1 người chết, 5 người bị thương trong vụ xả súng ở ga tàu điện ngầm thành phố New York, Mỹ tối 12.2.

Khám phá phái võ từng tôi luyện để bảo vệ vua triều Nguyễn (Phần I)

NHÓM PV |

HUẾ - Là phái võ gia truyền hình thành từ thời nhà Nguyễn, thuộc dòng võ Kinh, hệ Hắc Hổ với nhiều cao thủ võ nghệ lưu truyền qua nhiều đời, Võ Kinh Vạn An phái đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Đến nay Võ Kinh Vạn An là một phái võ có tầm ảnh hưởng không những trong nước mà còn rất được mến mộ ở nước ngoài.

Nhà thiết kế Công Trí: Tôi như người thưởng ngoạn khi bước vào thời trang quốc tế

vi ly (thực hiện) |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà thiết kế Công Trí, anh được đánh giá là nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Công Trí nhận được đơn đặt hàng từ những ngôi sao danh tiếng thế giới như: Katy Perry, BlackPink, Adele hay Rihanna...

Sáng tạo nhìn từ làng du lịch tốt nhất thế giới

Thanh Hải |

Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (World Tourism Organization) đã vinh danh Tân Hóa, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là làng du lịch tốt nhất thế giới từ giữa tháng 10.2023.

Năm 2024, lương nhân viên kế toán trường học là bao nhiêu?

LƯU HOÀI |

Kế toán là vị trí việc làm có ở tất các cơ quan nhà nước. Vậy trong cơ sở giáo dục, lương của nhân viên kế toán trường học như thế nào?

Những công việc của kế toán trường học

Hồng Nhung |

Nhiệm vụ của kế toán trường học được quy định tại Điều 4 Luật Kế toán 2015, cụ thể như sau.

3 nhiệm vụ quan trọng kế toán trường học cần phải biết

TRÀ MY |

Kế toán trong trường học là một trong những công việc đòi hỏi tính chính xác, sự cẩn thận cao. Bên cạnh đó, kế toán trường học cũng cần phải nắm rõ những nhiệm vụ của mình.