Thông tin mới vụ giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám “tố” bị bớt xén tiền lương

Đặng Chung |

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa chính thức công bố kết luận sau khi tiến hành thanh tra về việc giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) kêu cứu vì bị bớt xén tiền lương.

Tuy nhiên, kết luận này không chỉ rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, cũng như số tiền chênh lệch dạy 2 buổi/ngày của giáo viên hiện đang ở đâu, chảy vào túi ai? Điều này khiến giáo viên không phục.

“Kết luận chưa thuyết phục?”

Tháng 6.2018, Báo Lao Động đã có nhiều bài viết phản ánh việc giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) gửi đơn thư đi các cơ quan chức năng, kêu cứu vì bị ăn chặn, bớt xén tiền lương dạy 2 buổi.

Vì không thể chứng kiến những điều không đúng xảy ra trong môi trường giáo dục, giáo viên Trường Hoàng Hoa Thám cũng phản ánh trường mình xảy ra những chuyện: Giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được hưởng chế độ giảm định mức quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Giáo viên không thực hiện định mức dạy mà vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp, người đã báo nghỉ ốm nhưng vẫn được lĩnh lương như người đi dạy…

Đầu tháng 7.2018, UBND quận Ba Đình đã tiến hành lập đoàn thanh tra xác minh. Sau thời gian thanh tra, mới đây ông Nguyễn Quang Trung – Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình đã ký kết luận số 1300, thông tin về sự việc.

Theo đó, tại kết luận này, cơ quan quản lý cho rằng không có căn cứ kết luận nhà trường bớt xén tiền dạy của giáo viên. Trường chỉ sai trong việc chi phụ cấp đứng lớp cho người không trực tiếp giảng dạy.

Có điều, dù nói nhà trường chi sai, nhưng kết luận lại không chỉ rõ hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm ra sao khi để xảy ra sai phạm này. 

Vì điều này, gần 10 giáo viên có đơn "tố" sai phạm của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cho rằng kết luận 1300 của UBND quận Ba Đình thiếu thuyết phục, trả lời vòng vo về các vấn đề giáo viên kiến nghị.

Nhiều vấn đề giáo viên mong được làm rõ

Theo cô T.A.T (giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám), cô đại diện cho nhóm giáo viên trong trường để nói rõ những điểm không đồng tình với kết luận 1300 của UBND quận Ba Đình.

“Thứ nhất, trong đơn chúng tôi gửi đi, có nói rõ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đã sáng tạo ra một công thức tính tiền 2 buổi/ngày không đúng với công văn 296 của Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn về việc chi tiền học 2 buổi/ngày.

Cụ thể, hiệu trưởng cộng dồn cả những tiết tổ năng khiếu trong trường đã ăn lương ngân sách vào số tiết để tính lương dạy 2 buổi/ngày.

Đương nhiên, khi lấy tiền học 2 buổi/ngày thu được của học sinh chia cho càng nhiều tiết, thì số tiền giáo viên được nhận/1 tiết dạy sẽ càng ít đi. Học sinh đóng góp vẫn thế, như vậy sẽ tạo ra một khoản chênh lệch rất lớn, lên đến cả tỉ đồng trong suốt 10 năm qua. Khoản chênh lệch này đã rơi vào túi ai? Cách tính của hiệu trưởng là đúng hay sai kết luận chưa chỉ rõ.

 
 Công văn 296 của Sở GDĐT Hà Nội (trái ảnh) và công thức loằng ngoằng mà hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám áp dụng để tính lương dạy 2 buổi cho giáo viên.

Thứ hai, kết luận của quận nói không có căn cứ khẳng định hiệu trưởng bớt xén tiền của giáo viên, vậy tại sao khi giáo viên phản ánh, lãnh đạo nhà trường và các cơ quan chức năng đã tiến hành tính lại tiền giáo viên được hưởng khi thực hiện dạy 2 buổi/ngày.

Kết quả, số tiền giáo viên được hưởng trên một tiết dạy tăng thêm 15.100 đồng (trước đây, tính theo cách của Hiệu trưởng, giáo viên chỉ được hưởng 34.000/tiết). Nếu khẳng định trường không sai, tại sao lại tính lại?” - cô T.A.T chia sẻ.

Cô T.A (giáo viên dạy năng khiếu trong trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám) cũng đặt ra vấn đề: “Lãnh đạo Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám lấy lý do công thức tính lương dạy 2 buổi/ngày  mà hiệu trưởng sáng tạo đã được ghi trong quy chế chi tiêu nội bộ, được giáo viên thông qua.

Nhưng trước đó chúng tôi không hay biết hiệu trưởng tính bằng công thức nào cho đến khi kiến nghị. Trước đó, trong các cuộc họp liên tịch cũng không được phát công văn có công thức tính để đối chiếu, như vậy có gọi là công khai, dân chủ được không?”.

Về những ý kiến của giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, phóng viên Lao Động đã liên hệ với đại diện UBND quận Ba Đình mong làm rõ hơn những kiến nghị của giáo viên. Tuy nhiên vị này nói quận Ba Đình đã có kết luận cuối cùng, nếu không đồng ý, giáo viên có thể kiến nghị lên cấp cao hơn.

Khi liên hệ với bà Bùi Thị Kim Thúy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, bà cho biết kết luận số 1300 của UBND quận Ba Đình đã nói rõ tính chất vụ việc, bà khẳng định không bớt xén tiền của giáo viên và nói giáo viên không nên thắc mắc nhiều.

Về phía giáo viên, họ cho biết sẽ không bỏ cuộc, mà tiếp tục kiến nghị lên cấp cao hơn, để có câu trả lời rõ ràng, đòi lại quyền lợi.

Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên Trường Hoàng Hoa Thám tố bị bớt xén tiền lương: Thêm nhiều khoản chi “mập mờ”

Đặng Chung - Anh Phú |

Theo phản ánh của giáo viên, không chỉ “bớt xén” hàng tỉ đồng tiền lương dạy 2 buổi/ngày của thầy cô, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) còn có nhiều “mập mờ” trong việc chi số tiền chăm sóc bán trú do phụ huynh học sinh đóng góp.

Tin tức giáo dục 24h: Sai phạm tại Tiểu học Hoàng Hoa Thám; công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Thế Anh |

Nhiều sai phạm tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, thanh tra giáo dục cần gấp rút vào cuộc; 28 tỉnh/thành công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10; Nam sinh đuối nước tử vong khi đi tắm sau liên hoan cuối cấp... là những thông tin giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Giáo viên Trường Hoàng Hoa Thám bị bớt xén tiền lương: Cần thanh tra giáo dục vào cuộc

Đặng Chung |

Những “nhập nhèm” trong cách tính tiền lương dạy 2 buổi/ngày của Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) cần được thanh tra giáo dục làm rõ. Không thể để một sự việc gây thiệt thòi cho giáo viên kéo dài suốt nhiều năm, thầy cô phải đi “gõ cửa” bao nhiêu cơ quan chức năng mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo viên Trường Hoàng Hoa Thám tố bị bớt xén tiền lương: Thêm nhiều khoản chi “mập mờ”

Đặng Chung - Anh Phú |

Theo phản ánh của giáo viên, không chỉ “bớt xén” hàng tỉ đồng tiền lương dạy 2 buổi/ngày của thầy cô, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) còn có nhiều “mập mờ” trong việc chi số tiền chăm sóc bán trú do phụ huynh học sinh đóng góp.

Tin tức giáo dục 24h: Sai phạm tại Tiểu học Hoàng Hoa Thám; công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Thế Anh |

Nhiều sai phạm tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, thanh tra giáo dục cần gấp rút vào cuộc; 28 tỉnh/thành công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10; Nam sinh đuối nước tử vong khi đi tắm sau liên hoan cuối cấp... là những thông tin giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Giáo viên Trường Hoàng Hoa Thám bị bớt xén tiền lương: Cần thanh tra giáo dục vào cuộc

Đặng Chung |

Những “nhập nhèm” trong cách tính tiền lương dạy 2 buổi/ngày của Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) cần được thanh tra giáo dục làm rõ. Không thể để một sự việc gây thiệt thòi cho giáo viên kéo dài suốt nhiều năm, thầy cô phải đi “gõ cửa” bao nhiêu cơ quan chức năng mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng.