Tận dụng "thời gian vàng" để dạy trực tiếp nội dung cốt lõi vào năm học mới

Đặng Chung |

Để thích ứng với tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lưu ý các địa phương, nhà trường cần linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch năm học. Trong đó, cần tận dụng tối đa thời gian vàng để dạy trực tiếp những nội dung quan trọng, cốt lõi.

Giáo dục tổn thương sẽ mất thời gian dài hơn để khắc phục

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học được tổ chức vào ngày 12.8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đề cập đến mục tiêu “chuyển sang trạng thái bình thường mới” của ngành Giáo dục, nhằm thích ứng và giảm thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực, để duy trì việc dạy và học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, câu chuyện của dịch bệnh đặt ra những thách thức rất lớn đối với quốc gia, toàn xã hội, trong đó có ngành Giáo dục và đào tạo (GDĐT), đặc biệt lại vào thời điểm những năm đầu tiên đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Bối cảnh thì khó khăn, kỳ vọng thì lớn, nhiệm vụ thì nặng nề, nhiều thách thức.

Bộ trưởng đã nhiều lần nhấn mạnh ngành Giáo dục cần chuyển trạng thái hoạt động, thích ứng với tình hình COVID-19 nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực. Việc chuyển sang trạng thái bình thường mới, học trực tuyến kết hợp trực tiếp sẽ không còn là tạm thời như năm học vừa qua mà phải coi đó là câu chuyện lâu dài và thích ứng với nó.

Việc thích ứng ở đây là nhằm hạn chế tác động tiêu cực của dịch, giảm mức độ tổn thương của ngành Giáo dục trước dịch bệnh và ra sức thực hiện mục tiêu chất lượng để hoàn thành kế hoạch dạy và học đảm bảo môi trường trường học an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo một số nội dung tập trung thực hiện trong năm học mới. Ảnh: Thế Đại

Bộ trưởng Bộ GDĐT nhìn nhận, không như các lĩnh vực khác, một khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian để phục hồi sẽ rất dài. Vì thế, phải cố gắng hết sức để giảm thiểu những tổn thương đối với giáo dục.

“Nếu dịch được kiểm soát, các ngành kinh thế có thể sớm khắc phục nhưng giáo dục bị tổn thương thì sẽ mất thời gian dài để khắc phục, tác động đến một số lứa học sinh. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, quan điểm, để triển khai thật phù hợp; cố gắng biến thách thức, nguy cơ thành cơ hội để thích ứng, thay đổi và giảm thiểu tiêu cực” - bộ trưởng nhấn mạnh.

Ưu tiên dạy trực tiếp những nội dung cốt lõi

Trong nguy cơ tổn thương và chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là bậc tiểu học. Thách thức riêng có thể nhìn thấy ở bậc tiểu học là các hạn chế về sức khỏe, thể lực, hạn chế trong sử dụng thiết bị công nghệ, khó khăn trong trong tương tác học tập trực tuyến…

Bậc học này còn có số lượng trường, điểm trường lớn, phân tán, cơ sở vật chất nhiều khó khăn. Ngoài ra, những biến động về nghề nghiệp, nơi ở, sinh kế của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, dẫn tới nguy cơ trẻ em không đến trường, bỏ học… cũng sẽ là thách thức cho bậc học tiểu học trong năm học mới.

Đưa ra những lưu ý cho giáo dục tiểu học, bộ trưởng cho biết: Bộ GDĐT đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học, từ đó, các địa phương triển khai sao cho linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đặc biệt, cần tận dụng “thời gian vàng” để dạy trực tiếp các nội dung cốt lõi, căn bản. Khi bắt đầu những ngày đầu tiên của năm học thì nên đi ngay vào dạy chương trình cốt lõi này.

Đồng thời, cần phải linh hoạt trong quá trình thực hiện nội dung; linh hoạt trong thực hiện chương trình và triển khai nội dung dựa theo chuẩn đầu ra và yêu cầu nội dung cốt lõi chương trình học tập.

Bộ trưởng yêu cầu Vụ Giáo dục tiểu học ban hành hướng dẫn những nội dung giảng dạy cốt lõi, căn bản để ưu tiên giải dạy trực tiếp nếu có thể. Cân nhắc về kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Cùng với đó, địa phương cũng cần đề xuất điều chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện cho sự chuyển hướng này.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT: Học sinh lớp 1 nổi trội hơn, đọc thông viết thạo sau 1 năm học

Đặng Chung |

Theo đánh giá, tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến thời điểm này, tất cả trường tiểu học trên cả nước đã hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Trong đó, sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học chương trình 2006.

Chậm trễ trong chọn sách giáo khoa, học sinh chịu thiệt

Đặng Chung |

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trước ngày 5.4, các địa phương phải chọn xong sách giáo khoa (SGK) mới cho năm học tới. Tuy nhiên, đã quá thời hạn trên, mới có khoảng 30 tỉnh, thành báo cáo kết quả chọn sách về Bộ GDĐT. Thiếu thông tin, chậm trễ trong việc công bố danh mục SGK được chọn đang khiến giáo viên và cơ sở giáo dục lo khó đảm bảo tiến độ tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng SGK mới - một khâu không thể xem nhẹ để đảm bảo dạy và học theo chương trình, SGK mới thành công.

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Bộ GDĐT: Học sinh lớp 1 nổi trội hơn, đọc thông viết thạo sau 1 năm học

Đặng Chung |

Theo đánh giá, tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến thời điểm này, tất cả trường tiểu học trên cả nước đã hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Trong đó, sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học chương trình 2006.

Chậm trễ trong chọn sách giáo khoa, học sinh chịu thiệt

Đặng Chung |

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trước ngày 5.4, các địa phương phải chọn xong sách giáo khoa (SGK) mới cho năm học tới. Tuy nhiên, đã quá thời hạn trên, mới có khoảng 30 tỉnh, thành báo cáo kết quả chọn sách về Bộ GDĐT. Thiếu thông tin, chậm trễ trong việc công bố danh mục SGK được chọn đang khiến giáo viên và cơ sở giáo dục lo khó đảm bảo tiến độ tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng SGK mới - một khâu không thể xem nhẹ để đảm bảo dạy và học theo chương trình, SGK mới thành công.

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.