Bộ GDĐT: Học sinh lớp 1 nổi trội hơn, đọc thông viết thạo sau 1 năm học

Đặng Chung |

Theo đánh giá, tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến thời điểm này, tất cả trường tiểu học trên cả nước đã hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Trong đó, sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học chương trình 2006.

Hoàn thành nhiệm vụ kép, còn khó khăn trong triển khai SGK mới

Ngày 12.8, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến, tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học.

Ngành giáo dục đã đi qua một năm học đặc biệt, khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) đối với lớp 1 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng. Các em chịu nhiều thiệt thòi do ảnh hưởng của dịch bệnh, khi không có 2 tuần làm quen nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước.

Năm vừa qua cũng chịu tác động của 3 đợt dịch bùng phát trên diện rộng, lây lan ở nhiều tỉnh thành, lan cả vào trường học khi nhiều học sinh tiểu học phải đi cách ly. Và không ít học sinh đã bắt đầu năm học mới bằng buổi khai giảng online, trải qua thời gian dài học trực tuyến và kết thúc năm học bằng lễ bế giảng một mình tại nhà.

Một năm học khép lại và mang đến những điều đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử ngành Giáo dục, khi học sinh ở nhiều địa phương được nghỉ hè trước, kiểm tra học kỳ sau để ưu tiên nhiệm vụ phòng dịch.

Với những nỗ lực của thầy và trò, ngành Giáo dục cả nước đã chung ta nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kép: Vừa tích cực phòng chống dịch COVID-19, vừa triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và chương trình GDPT 2006 đối với các lớp 2, 3, 4, 5.

Theo đánh giá của Bộ GDĐT, năm học vừa qua, giáo dục tiểu học đã đạt được một số kết quả nổi bật: Học sinh lớp 1 năm nay mạnh dạn, tự tin hơn, biết nêu quan điểm cá nhân và cơ bản là đọc thông, viết thạo ngay trong học kỳ 1, sau đó được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.

Giáo viên đã chủ động trao đổi để lựa chọn, thay thế những ngữ liệu chưa phù hợp trong SGK mới. Bộ GDĐT đã kịp thời chỉ đạo các nhà xuất bản, tác giả SGK có một số chỉnh sửa, được hiệu đính để chất lượng sách được tốt hơn.

Ghi nhận của Lao Động sau thời gian thực hiện chương trình GDPT mới với học sinh lớp 1. Video: Đặng Chung - Minh Ánh

Đối với các lớp đang thực hiện chương trình GDPT 2006, các nhà trường thực hiện đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Nội dung chương trình, SGK được rà soát theo hướng tinh giản những nội dung trùng lặp và tích hợp một số nội dung trong cùng môn học.

Cũng theo Bộ GDĐT, dù đạt nhiều kết quả tích cực, song năm học vừa qua cũng ghi nhận một số tồn tại, hạn chế của giáo dục Tiểu học. Trong đó, việc biên soạn SGK theo chương trình mới lần đầu tiên được áp dụng nên gặp nhiều khó khăn từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng đều, vẫn xảy ra thừa thiếu giáo viên cục bộ. Một số địa phương dù đã rất cố gắng nhưng vẫn gặp khó về cơ chế chính sách, kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên...

Lên kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh

Kế thừa kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn, Giáo dục tiểu học đã đặt ra 5 nhiệm vụ với nhiều giải pháp cụ thể cho năm học 2021-2022. Trong đó, cấp học này sẽ tiếp tục triển khai đảm bảo chất lượng chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2006 từ lớp 3 đến lớp 5...

Đặc biệt, chú trọng thực hiện 2 nhiệm vụ mới là: Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh...

Nhiệm vụ mới thứ hai là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch COVID-19 đối với cấp tiểu học.

Trong đó, sẽ chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch còn diễn biến phức tạp.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lợi ích bất ngờ của việc đẩy mạnh dạy học trực tuyến

Minh Ánh - Đặng Chung |

Trong tương lai, nếu tiếp tục tận dụng lợi thế của phương thức dạy học trực tuyến thì sẽ tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước,...

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.

Bất ngờ khi học sinh lớp 1 đọc thông, viết thạo chỉ sau 1 học kỳ

Minh Ánh - Đặng Chung |

Sau một học kỳ triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên và học sinh lớp 1 đã làm quen và bắt nhịp với những phương pháp, hướng tiếp cận mới của chương trình. Những khó khăn đã được tháo gỡ, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy và học.

Tranh luận về việc để địa phương tự tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Cử tri TPHCM cho rằng, hiện nay, bằng tốt nghiệp phổ biến nhưng không có nhiều ý nghĩa. Hằng năm cả nước vẫn phải tốn rất nhiều tiền để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về.

Gặp gỡ người đàn ông nặng duyên với đàn cò suốt gần 1 thập kỷ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, nhiều người đến xã Hà Ngọc (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) không khỏi bất ngờ trước cảnh hàng vạn con cò, con vạc, bồ nông bay kín vườn chim nhà ông Mai Văn Quân. Được biết, để có thành quả như ngày hôm nay, ông Quân đã cần mẫn suốt gần 1 thập kỷ qua để trồng tre, đắp bờ “dụ chim” về ở.

Người dân dùng đất bạc tỉ nuôi loài bò sát có giá bạc triệu mỗi ký

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Con dông là một trong những đặc sản của vùng đất nắng gió Bình Thuận. Để cung cấp ra thị trường với nhu cầu ngày càng lớn, nhiều người dân ở xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết đã nuôi dông trên những khu đất của gia đình.

Loạt doanh nghiệp chậm trả lãi trái phiếu, ngóng chờ Nghị định 65

Đức Mạnh |

Kẹt tiền, nhiều doanh nghiệp cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Lợi ích bất ngờ của việc đẩy mạnh dạy học trực tuyến

Minh Ánh - Đặng Chung |

Trong tương lai, nếu tiếp tục tận dụng lợi thế của phương thức dạy học trực tuyến thì sẽ tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước,...

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.

Bất ngờ khi học sinh lớp 1 đọc thông, viết thạo chỉ sau 1 học kỳ

Minh Ánh - Đặng Chung |

Sau một học kỳ triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên và học sinh lớp 1 đã làm quen và bắt nhịp với những phương pháp, hướng tiếp cận mới của chương trình. Những khó khăn đã được tháo gỡ, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy và học.