Dịch COVID-19 căng thẳng, kịch bản nào cho năm học mới?

Tường Vân |

Chỉ chưa đầy 1 tháng là đến ngày 5.9, ngày học sinh cả nước bước vào năm học mới 2021-2022. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, nhiều nơi học sinh vẫn chưa thể kết thúc năm học 2020-2021. Kịch bản nào cho năm học mới đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho nhiều địa phương và toàn ngành giáo dục hiện nay.

Chuẩn bị cho năm học mới với “kế hoạch kép”

Tại nhiều địa phương, dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát. Học sinh sẽ tựu trường vào 1.9 theo khung thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành ngày 4.8 vừa qua. Tuy nhiên, trên tinh thần cảnh giác, các địa phương đều chuẩn bị sẵn sàng tinh thần xây dựng “kế hoạch kép”. Một mặt vẫn triển khai các công tác chuẩn bị để đón học sinh tựu trường vào ngày 1.9. Mặt khác, chủ động xây dựng kịch bản để ứng phó trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến mới.

Ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Đà Nẵng - cho biết: “Trong công tác chuẩn bị cho năm học mới, khó nhất là vấn đề tuyển sinh lớp 10 thì chúng tôi đã hoàn thiện. Các trường học trên địa bàn cũng đã hoàn tất năm học cũ, sẵn sàng cho năm học mới.

Nếu tình hình dịch còn diễn biến phức tạp thì sẽ không tựu trường trực tiếp được mà sẽ có những thông báo về kế hoạch năm học qua email, zalo…; khai giảng cũng qua trực tuyến, sau đó tổ chức dạy học qua Internet và khi đó, sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng bậc học”.

Thừa nhận việc dạy và học trực tuyến với trẻ lớp 1 là rất khó khăn, cần nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, ông Linh cũng cho biết, hiện Sở đang đề ra một số phương án để đảm bảo chất lượng dạy học nếu phải học trực tuyến đối với trẻ lớp 1.

“Năm nay chúng tôi có thể dạy các cháu các nội dung như mỹ thuật, giáo dục đạo đức,... và có thể đảo thứ tự chương trình, miễn sao dạy phần nào các em dễ tiếp thu nhất qua Internet. Còn khi kết thúc dịch, dạy trực tiếp thì sẽ dành thời gian dạy các em những phần cần tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh” - ông Linh thông tin.

Tương tự, tại Bắc Giang, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, học sinh sẽ tựu trường từ 1.9 và riêng học sinh lớp 1 sẽ là ngày 23.8.

Bà Phan Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Bích Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) - cho biết, trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, tập trung phụ huynh và các con trước ngày tựu trường không đảm bảo an toàn. Do đó, mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường và giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh theo hình thức trực tuyến.

“Chúng tôi đã sẵn sàng để đón các con vào năm học mới. Nhưng đồng thời, xây dựng thêm phương án chức dạy học online. Đối với học sinh khối 2, 3, 4, 5 sẽ không có nhiều khó khăn.

Điều tôi băn khoăn nhất là các con lớp 1 không thể tiếp cận được với hình thức dạy học này. Có thể sẽ phải tiến hành giãn cách cho học sinh lớp 1 đến trường trong điều kiện giáo viên, học sinh không trong khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16 hoặc một giải pháp nào đó” - bà Hiền đắn đo.

Tương tự, tại trường THPT Việt Yên 1 (Việt Yên, Bắc Giang), nhà trường đang tiến hành sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị và dọn dẹp vệ sinh để đón học sinh tựu trường vào ngày 1.9.

“Học sinh sẽ tựu trường vào ngày 1.9. Nhưng nhà trường vẫn đưa ra kịch bản nếu dịch COVID-19 phức tạp thì sẽ phải khai giảng online. Khi đó, nhà trường sẽ tiến hành họp giáo viên, làm phân phối chương trình, lên thời khóa biểu và thông báo cho học sinh về việc triển khai học online ngay từ đầu năm học để kịp tiến độ của chương trình” - bà Phạm Thị Hải Châu - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Gấp rút hoàn thành chương trình cũ, chuẩn bị cho năm học mới

Tại tỉnh Bắc Ninh, sau hơn 15 ngày không có ca nhiễm COVID-19 mới, UBND tỉnh đã có văn bản cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường từ ngày 10.8 để thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021.

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, từ ngày 7-9.8, học sinh phải đến trường lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Việc hoàn thành kiểm tra, đánh giá cuối học kì II về tổng thể phải hoàn thành trước ngày 20.8.2021.

Còn tại Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn đã hoàn tất chương trình học cũ, chuẩn bị bước sang năm học mới. Công tác tuyển sinh đầu cấp của toàn thành phố cũng đã triển khai thành công theo hình thức trực tuyến. Thế nhưng, ngày quay lại trường học vẫn chưa định vì dịch bệnh vẫn căng thẳng và toàn thành phố vẫn đang trong thời gian áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Theo quy định hiện hành, trường tư thục được tựu trường sớm hơn 4 tuần so với các trường phổ thông công lập cùng cấp học. Do đó, hàng loạt trường tư thục đã bắt đầu chương trình của năm học mới ngay tuần đầu tiên của tháng 8, bằng việc dạy học theo hình thức trực tuyến.

Trước thực trạng này, nhiều phụ huynh bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dạy học cũng như vấn đề bảo đảm sức khỏe cho con nếu việc học online kéo dài.

Chị Lê Thị Thu (Đống Đa, Hà Nội) là một trong số nhiều phụ huynh phản đối việc dạy online, đặc biệt là với trẻ ở độ tuổi tiểu học. “Tôi thấy việc dạy học online ở thời điểm này không hiệu quả. Rất nhiều phụ huynh cho con về quê ở với ông bà, cũng có gia đình phải đi cách ly, không thể đảm bảo thiết bị, đường truyền cho con học. Chưa kể các con còn nhỏ không nên ngồi máy tính quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe” - chị Thu nói.

Không chỉ phụ huynh, mà ngay cả các em học sinh cũng cảm thấy “ngán ngẩm” khi nhắc đến việc học online.

“Em rất mong được đến trường và học trực tiếp với thầy cô thay vì học online. Em thấy việc học online trong năm vừa qua không hiệu quả bởi nhiều khi đang học lại bị gián đoạn bởi đường truyền mạng. Chỉ nhìn thầy cô và bạn bè qua máy tính, điện thoại thực sự rất chán” - Nguyễn Tuấn Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Được biết, Tuấn Phương vừa hoàn thành kỳ thi lớp 10 THPT. Nếu dịch bệnh vẫn căng thẳng, có thể học sinh Hà Nội sẽ phải học online và em sẽ có những trải nghiệm đầu tiên ở cấp học mới, với bạn mới, thầy mới qua màn hình máy tính. Đây thực sự là điều mà Tuấn Phương cũng như bao bạn bè cùng trang lứa lo lắng và quan ngại.

Trái với những quan điểm trên, chị Nguyễn Ngọc Mai (Mỹ Đình, Hà Nội) có 2 con nhỏ trong độ tuổi tiểu học lại đồng tình với quyết định tổ chức dạy học online cho học sinh của nhà trường.

“Mặc dù còn rất nhiều tranh cãi giữa phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường về việc cho con học online. Nhưng cá nhân tôi lại thấy quyết định này là hợp lý. Dịch bệnh còn kéo dài, cũng không thể vì thế mà cho các con nghỉ học mãi, ảnh hưởng đến tiến độ cả năm học. Nếu không học trực tuyến, con tôi cũng chỉ mải mê chơi điện tử, xem tivi” - chị Mai bày tỏ.

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về hình thức học trực tuyến, nhưng không thể phủ nhận đây là giải pháp tối ưu để duy trì việc học khi chưa hẹn ngày học sinh có thể được trở lại trường.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Chưa kết thúc năm học cũ đã tất bật lo tựu trường năm học mới

Đặng Chung |

Ba tháng hè sắp kết thúc nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp. 19 tỉnh thành phía Nam, Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Ngoài việc lo phòng dịch, giáo viên và học sinh ở nhiều nơi còn tất bật lo hoàn thành các công việc của năm học cũ và chuẩn bị cho năm học mới đang cận kề.

Tin nhanh 60s: Bộ GDĐT yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học mới

Nhóm PV |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các ngành, địa phương chỉ đạo giữ ổn định mức học phí năm học 2021 - 2022 như năm học 2020 - 2021. Về thu học phí dạy online sẽ trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn với phụ huynh.

Bộ GDĐT đề nghị không tăng học phí trong năm học mới

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục và đào tạo, yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học mới để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Lễ chào đón học sinh năm học mới đặc biệt ở Cần Thơ

ÁNH NHIÊN |

Câu lạc bộ FSC event và CLB F-Music của trường THPT FPT Cần Thơ đã tổ chức chương trình “Từ lạ lạ thành thân thương” bằng hình thức trực tuyến để chào đón tân học sinh năm nay.

Giáo viên, học sinh cần lưu ý những gì để chuẩn bị cho năm học mới

Minh Hương |

Có 3 điều giáo viên, học sinh cần lưu ý khi chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022 vì sẽ có nhiều thay đổi.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Chưa kết thúc năm học cũ đã tất bật lo tựu trường năm học mới

Đặng Chung |

Ba tháng hè sắp kết thúc nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp. 19 tỉnh thành phía Nam, Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Ngoài việc lo phòng dịch, giáo viên và học sinh ở nhiều nơi còn tất bật lo hoàn thành các công việc của năm học cũ và chuẩn bị cho năm học mới đang cận kề.

Tin nhanh 60s: Bộ GDĐT yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học mới

Nhóm PV |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các ngành, địa phương chỉ đạo giữ ổn định mức học phí năm học 2021 - 2022 như năm học 2020 - 2021. Về thu học phí dạy online sẽ trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn với phụ huynh.

Bộ GDĐT đề nghị không tăng học phí trong năm học mới

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục và đào tạo, yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học mới để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Lễ chào đón học sinh năm học mới đặc biệt ở Cần Thơ

ÁNH NHIÊN |

Câu lạc bộ FSC event và CLB F-Music của trường THPT FPT Cần Thơ đã tổ chức chương trình “Từ lạ lạ thành thân thương” bằng hình thức trực tuyến để chào đón tân học sinh năm nay.

Giáo viên, học sinh cần lưu ý những gì để chuẩn bị cho năm học mới

Minh Hương |

Có 3 điều giáo viên, học sinh cần lưu ý khi chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022 vì sẽ có nhiều thay đổi.