Sinh viên hối hả đi tìm phòng trọ đầu năm học

Hoàng Hằng - Phương Thúy |

Sinh viên bắt đầu trở lại trường để học tập. Do vậy, nhiều khu trọ liên tục “cháy phòng”.

Sinh viên hối hả tìm phòng trọ đầu năm học.

Là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, Hoàng Thị Xuyến muốn chuyển ra ngoài thuê trọ sau 3 năm ở trong ký túc xá. Xuyến chia sẻ: “Ba năm vừa rồi mình ở trong ký túc xá để thuận tiện di chuyển đến trường học. Nhưng tới năm cuối mình phải đi kiến tập, thực tập nhiều nên muốn chuyển ra ngoài để thoải mái giờ giấc”.

Dạo quanh ngõ ngách xung quanh các trường đại học hay trên các trang mạng xã hội, không khó để tìm thấy những tấm biển quảng cáo cho thuê trọ, đi kèm với đó là số điện thoại chủ nhà để sinh viên dễ dàng liên lạc. Tuy nhiên, thời gian này, nhu cầu thuê phòng trọ của sinh viên tăng cao, rất khó để tìm được phòng trọ có giá rẻ, chất lượng tốt, cơ sở vật chất đầy đủ.

Nguyễn Phương Thảo, sinh viên năm 2 Học viện Báo Chí và Tuyên truyền cho biết, trước đây Thảo cùng bạn thuê trọ ở khu vực Cổ Nhuế với giá 3 triệu đồng. Phòng mới, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, khoảng cách từ phòng trọ đến trường hơi xa, nên Thảo dự định tìm phòng ở khu vực Cầu Giấy để tiện di chuyển.

“Mình tìm phòng trên các hội nhóm và đến trực tiếp để xem phòng nhưng cả tuần nay vẫn chưa tìm được. Ở khu Cầu Giấy giá phòng đắt hơn, phải hơn 4 triệu mới có phòng tương tự phòng trọ cũ. Bây giờ rất khó để tìm phòng trọ phù hợp với điều kiện của mình” - Thảo bộc bạch.

Nói về vấn đề tìm thuê phòng trọ qua mạng xã hội, Xuyến cho biết thêm: “Mình rất sợ cảnh “treo đầu dê bán thịt chó” nên khi tìm được trên mạng xã hội các thông tin cho thuê nhà thì mình đều đến tận nơi để xem cơ sở vật chất như thế nào, an ninh có tốt không”.

Theo khảo sát, tại các khu vực trung tâm Hà Nội, nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học như: Bách Khoa, Thuỷ Lợi, Công Đoàn, Kiến Trúc, Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia… phòng từ 15 - 17m2 có giá từ 2,5 triệu đồng/tháng. Đối với những khu trọ được thiết kế theo kiểu chung cư mini, vệ sinh khép kín, giá thuê có thể lên tới 3,5 - 4 triệu đồng.

Tại những khu vực khác như quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm..., giá thuê sẽ rẻ hơn. Còn ở những khu trọ ở ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, giá phòng chỉ khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng vì thế mà các bạn sinh viên sẽ phải ở xa trường, đi lại vất vả hơn.

Theo cô Nguyễn Thị Học, chủ nhà trọ tại Đức Diễn, quận Nam Từ Liêm, thời gian này có rất nhiều sinh viên đến hỏi thuê trọ. Nhiều chủ trọ dựa vào việc phòng trọ khan hiếm mà đẩy giá phòng, giá điện nước lên cao nhằm chuộc lợi. Sinh viên dù biết nhưng vẫn phải thuê vì không tìm được phòng khác.

Năm học mới đã cận kề, sinh viên năm nhất cũng chuẩn bị phải tìm thuê trọ. Song việc tìm phòng trọ ngày nay cũng lắm gian truân bởi nhiều chiêu trò lừa đảo. Vì thế khi mới lên các thành phố lớn, sinh viên năm nhất cần cẩn thận để không bị tiền mất tật mang.

Hoàng Hằng - Phương Thúy
TIN LIÊN QUAN

Người trong cuộc "tố" nhiều sai phạm PCCC tại Làng sinh viên Hacinco

Hiếu Anh - Tường Vân |

Hà Nội - Trong quá trình tìm hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại Làng Sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội), Báo Lao Động đã nhận được phản ánh của chính người trong cuộc, chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến công tác phòng chống cháy nổ ở đây.

ĐH Thủ đô Hà Nội lên tiếng vụ sinh viên tố thầy giáo quấy rối tình dục

Vân Trang |

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, nhà trường quyết định tạm dừng công việc giảng dạy đối với giảng viên bị tố cáo quấy rối tình dục sinh viên.

Phòng trọ cho sinh viên vào nhập học, đủ kiểu phòng, đa dạng giá thuê

Chân Phúc |

TPHCM - Thời điểm này, sau khi lần lượt các trường đại học công bố điểm trúng tuyển cũng là thời điểm các tân sinh viên rục rịch tìm phòng trọ, chỗ ở cho những năm học sắp tới.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Người trong cuộc "tố" nhiều sai phạm PCCC tại Làng sinh viên Hacinco

Hiếu Anh - Tường Vân |

Hà Nội - Trong quá trình tìm hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại Làng Sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội), Báo Lao Động đã nhận được phản ánh của chính người trong cuộc, chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến công tác phòng chống cháy nổ ở đây.

ĐH Thủ đô Hà Nội lên tiếng vụ sinh viên tố thầy giáo quấy rối tình dục

Vân Trang |

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, nhà trường quyết định tạm dừng công việc giảng dạy đối với giảng viên bị tố cáo quấy rối tình dục sinh viên.

Phòng trọ cho sinh viên vào nhập học, đủ kiểu phòng, đa dạng giá thuê

Chân Phúc |

TPHCM - Thời điểm này, sau khi lần lượt các trường đại học công bố điểm trúng tuyển cũng là thời điểm các tân sinh viên rục rịch tìm phòng trọ, chỗ ở cho những năm học sắp tới.