Sau vụ điểm thi bất thường ở Hà Giang: Điểm lại các vụ gian lận thi cử "khủng" trên thế giới

Dương Huyền |

Gần một tuần trôi qua, vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang vẫn gây sốt trong dư luận cả nước. 

Đây không chỉ là vụ việc bê bối giáo dục nghiêm trọng của Việt Nam mà trên thế giới, đây cũng là sự việc hy hữu, hiếm gặp.

Bê bối gian lận thi cử ở Việt Nam

Sau khi kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được công bố, nhiều người đã phát hiện những "điểm đáng ngờ", bất thường về điểm số ở tỉnh Hà Giang. 

 
Bộ GDĐT ngay lập tức tiến hành điều tra và phát hiện: 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Qua xác minh ban đầu, ông Vũ Trọng Lương - Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào việc sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm, làm hàng loạt bài thi có điểm cao "đột biến".

Sử dụng công nghệ để gian lận thi cử ở Thái Lan

Vào năm 2016, các sinh viên một trường cao đẳng y tế ở Thái Lan đã bị bắt quả tang sử dụng máy ảnh gián điệp kết nối với đồng  hồ thông minh để tiến hành gian lận ở các kỳ thi. Họ sử dụng máy ảnh không dây giấu ở mắt kính để quay lại đề thi, truyền thông tin tới các cộng sự để nhận câu trả lời qua đồng hồ.

                  

Sau sự việc, Hiệu trưởng trường Đại học Rangsit-ông Arthit Ourairat đăng hình ảnh thiết bị dùng để gian lận lên Facebook cá nhân. Kỳ thi này cũng được hủy bỏ sau khi vụ việc được phát hiện.

Gian lận thi cử công nghệ cao tại Trung Quốc

Trong kỳ thi kiểm tra năm lực để cấp bằng hành nghề dược sĩ cho sinh viên dược và những dược sĩ đã hành nghề trên toàn Trung Quốc. Trong quá trình thi đã phát hiện những dược sĩ đã mang tai nghe để nhận đáp án trắc nghiệm được chuyển qua sóng truyền thanh. 

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết đây là vụ bê bối gian lận thi cử lớn nhất trong ngành dược nước này. Tổng số thí sinh gian lận chiếm đến 1/10 trong 25.000 thí sinh dự thi trên toàn quốc. 

Gian lận thi cử tại đại học Harvard

Ngày 20.8.2012, trường đại học Harvard (Mỹ) tiết lộ, họ đang điều tra 125 sinh viên bị nghi ngờ gian lận thi cử. 125 sinh viên này có thể đã cùng nhau làm bài thi cuối khóa ở nhà, bất chấp yêu cầu phải tự làm một mình. 

                  

Các lãnh đạo trường cho biết, gần một nửa trong số hơn 250 sinh viên của lớp bị Ban quản trị trường Harvard điều tra và người bị phát hiện gian lận có thể bị đình chỉ học trong một năm.

Vụ bê bối gian lận thi cử lớn nhất Hàn Quốc

Kỳ thi SAT tại Hàn Quốc được xếp lịch vào ngày 4.5.2013 với khoảng 1.500 học viên đăng ký dự thi. Nhiều người hy vọng  rằng điểm thi cao sẽ giúp họ được tuyển thẳng vào những trường đại học lớn ở Mỹ. 

Tuy nhiên, kỳ thi SAT đã bị hủy bỏ mấy ngày trước khi thi, sau khi College Board, cơ quan giám sát kỳ thi và Educational Testing Service (ETS), cơ quan chấm điểm thi nhận được thông tin các công ty luyện thi ở Hàn Quốc đã có trước đề thi và phân phát.

Theo nhà chức trách địa phương thì điều tra được tiến hành với toàn bộ 68 trung tâm luyện thi tại Seoul. Ít nhất 10 nhân viên trung tâm đã được yêu cầu không xuất cảnh.

Dương Huyền
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ: Không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả

Trang Hà |

Phương thức xét học bạ trong tuyển sinh đại học đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Điều khiến dư luận băn khoăn lớn nhất là có đảm bảo chất lượng đầu vào và sự công bằng hay không?