Sách giáo khoa Cánh Diều “chắp cánh” cho học sinh trong thời đại mới

Trang Hà |

Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (SGK) mới, thầy và trò đã dần cởi bỏ những lo lắng, áp lực, thay vào đó là tích cực đẩy mạnh phương pháp giảng dạy phù hợp, hướng tiếp cận tri thức mới. Nhiều giáo viên chọn bộ SGK Cánh Diều hào hứng cho rằng, bộ sách này đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt đối với học sinh trong thời đại mới, giúp các em phát triển toàn diện.

Từ "ngại" chuyển sang "thích"

Hiện nay, ở mọi miền tổ quốc, trong từng lớp học, thầy cô nhanh nhạy thích ứng, đổi mới phương pháp để truyền đạt kiến thức tới học sinh. Các em nỗ lực tiếp thu, học hỏi để bắt kịp với chương trình mới. Phụ huynh cũng đồng thuận và kiên trì với mục tiêu đổi mới của toàn ngành Giáo dục.

Năm đầu tiên tham gia giảng dạy bộ sách Cánh Diều, cô Dương Thị Cảnh - giáo viên lớp 3 - Trường Tiểu học Tân Sơn (Bắc Giang) bộc bạch - bộ sách như một người bạn mới quen, mang đến những cung bậc cảm xúc khó tả, từ bỡ ngỡ, lo lắng rồi thân quen và trở nên thích thú.

Cô giáo trẻ cho biết, khi đảm nhiệm dạy chương trình mới lớp 3 cô rất băn khoăn, lo lắng. Cô lo chương trình nặng, khó so với trình độ của học sinh miền núi, sợ sự “đồ sộ” của nội dung bài học rồi áp lực về phương pháp giảng dạy, hướng tiếp cận phù hợp để học sinh có thể hiểu nhanh, vận dụng tốt.

Đến nay, sau một học kỳ thực học, vượt qua những lo lắng ban đầu, cô Cảnh đã có thể tự hào vì các em học sinh tiếp thu nhanh, hào hứng với bài học, mạnh dạn và tự tin phát biểu trước đám đông.

"Chương trình giáo dục phổ thông mới đã trao quyền chủ động cho giáo viên. Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực của học sinh tại địa phương. Sách được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ. Các bài học từ dễ đến khó hướng đến việc khám phá, thực hành và vận dụng giải quyết vấn đề, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, từng bước giúp các em phát triển tư duy và kỹ năng toàn diện.

Đặc biệt, SGK Tiếng Việt 3 hướng dẫn học sinh tự đọc sách báo, phần tập làm văn khá mở rộng, kích thích tư duy của học sinh, giúp các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và có thể đánh giá kết quả học tập” - cô Cảnh nói.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và SGK Cánh Diều đã thu được nhiều kết quả khả quan từ khả năng tiếp thu của học sinh. Ảnh: Bích Hà
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và SGK Cánh Diều đã thu được nhiều kết quả khả quan từ khả năng tiếp thu của học sinh. Ảnh: Bích Hà

Kỳ học đầu tiên trải nghiệm bộ sách Cánh Diều, em Phương Anh - học sinh Trường THPT Tam Đảo 2 (Vĩnh Phúc) cho biết, chương trình mới tạo cho học sinh sự chủ động, kích thích trí tư duy và sự sáng tạo của người học.

"Ban đầu em rất bỡ ngỡ và sợ rằng mình không thể theo kịp nội dung sách. Nhưng khi bước vào những bài học đầu tiên, lớp chúng em rất rôm rả, cùng nhau thảo luận và chia sẻ quan điểm. Đặc biệt, với môn Ngữ văn lớp 10, chúng em thay đổi hoàn toàn tư duy về môn học này. Đây không phải môn học thuộc lòng, đọc và chép mà đòi hỏi sự cảm nhận sâu sắc từ đó hình thành nhân cách và tình cảm lớn” - Phương Anh chia sẻ.

Là tác giả SGK, sách giáo viên, vở thực hành môn Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bộ Cánh Diều, PGS. TS Nguyễn Dục Quang cho biết - giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đều rất hoan nghênh và tích cực cùng nhau, hỗ trợ nhau thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đây là chương trình với mục tiêu hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Chương trình thiết kế mở, tạo điều kiện cho cả thầy lẫn trò phát huy cao độ khả năng của mình trong dạy và học. Chương trình có nhiều điểm mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục.

Hữu ích kho học liệu điện tử của bộ SGK Cánh Diều

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên đổi mới SGK ở cấp THPT với thay đổi lớn và nhiều kỳ vọng. Năm đầu tiên tiếp cận chương trình mới, cô Lê Thị Thoa – giáo viên Trường THPT Tam Đảo 2 (Vĩnh Phúc) cho biết, giáo viên đã từng gặp khó khăn bởi lúc đầu học sinh chưa thực sự sẵn sàng và chủ động.

Học sinh bỡ ngỡ, giáo viên cũng vậy, lúc đầu còn nhiều lúng túng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy và xây dựng kế hoạch bài học. Nhưng qua kỳ học đầu tiên, cả giáo viên và học sinh đã mỉm cười vì “người bạn mới” – bộ SGK Cánh Diều mang đến nhiều nguồn cảm hứng để tìm tòi, khám phá tri thức.

Để đạt được thành công đó phải nhắc đến vai trò của kho học liệu điện tử (phiên bản SGK điện tử). Kho học liệu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung, đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ đó, giáo viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình tìm tài liệu để tham khảo, giải quyết nhanh chóng các vấn đề khó mà thầy cô gặp phải, giúp việc giảng dạy tốt hơn.

Cánh Diều là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Ảnh: Bích Hà
Cánh Diều là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Ảnh: Bích Hà

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thuỷ - giáo viên Trường PTDTBT THCS Pa Cheo (Lào Cai) cho biết, thay vì phải lên mạng tìm và tham khảo nội dung bài học từ nhiều nguồn khác nhau thì công việc đó trở nên đơn giản hơn khi có phiên bản SGK điện tử.

“Ban đầu học sinh như “bơi” trong kiến thức bởi tư duy, vốn từ ngữ và điều kiện học tập của học sinh vùng cao còn hạn chế. Vì vậy, vai trò của kho học liệu điện tử trở nên quan trọng, bên cạnh việc nghe giảng trên lớp, kho học liệu là nơi để học sinh bổ sung thêm kiến thức, các em có thể tự học ở nhà” – cô Thuỷ nói.

Nhấn mạnh vai trò của kho học liệu điện tử, PGS.TS Nguyễn Dục Quang cho biết, hiện nay học liệu có nhiều dạng khác nhau như video, câu chuyện tình huống, tranh động và tranh tĩnh gắn với nội dung hoạt động trong SGK, clip ngắn… Khi sử dụng, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp với học sinh và điều kiện tổ chức hoạt động.

Giáo viên dùng các học liệu điện tử để minh họa, cụ thể hóa các hành vi cho học sinh quan sát, nhằm tăng tính sinh động cho các tình huống mô phỏng, kích thích sự tham gia và trải nghiệm của học sinh. Từ đó hình thành ở học sinh những cảm xúc tích cực khi quan sát và đánh giá hành vi của những nhân vật được thể hiện trong các tranh động và tình huống.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Đề thi Ngữ văn không sử dụng văn bản trong SGK: Hãy học bằng trái tim!

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc tỏ ra đồng tình với việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng văn bản trong sách giáo khoa từ năm 2023.

Các trường học không được bán SGK kèm sách bài tập, tham khảo

Tường Vân |

Đây là một trong những nội dung của chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành.

Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội: Nhiều công trình bỏ hoang, lãng phí

THU GIANG |

“Hà Nội tắc đường, ô nhiễm, Hà Nội cứ mưa là lụt lội”… đó là những vấn đề nổi cộm của Thủ đô kỳ vọng sẽ được giải quyết triệt để bằng dự án quy hoạch đô thị vệ tinh, quyết tâm giãn dân ra bên ngoài nội đô. Thế nhưng sau hơn 10 năm triển khai, nhiều vùng lõi trong các khu đô thị vệ tinh đang rơi vào tình trạng đắp chiếu, bị bỏ hoang một cách lãng phí.

Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động khốn khó

Nhóm phóng viên |

Trong thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, nợ BHYT gây thiệt hại nghiêm trọng tới đời sống của người lao động. Cụ thể, người lao động không được giải quyết kịp thời các chế độ như ốm đau, thai sản; không  được giải quyết chế độ hưu trí kịp thời; không nhận được trợ cấp thất nghiệp… Trước tình trạng trên, Báo Lao Động tổ chức Chương trình Tọa đàm “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”.

SVB sụp đổ - kinh tế Việt Nam không chịu tác động trực tiếp

Trà My |

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường quốc tế trồi sụt liên tục sau sự kiện SVB. Theo một chuyên gia kinh tế, trọng tâm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới không phải là câu chuyện lãi suất và lạm phát mà là rủi ro hệ thống ngân hàng và suy thoái kinh tế.

Du lịch Quảng Ninh: Phát triển chưa xứng tầm với tài nguyên vượt trội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những thành tựu về du lịch và đặc biệt là tài nguyên du lịch vượt trội của Quảng Ninh (cả tài nguyên vật thể và phi vật thể) là điều không phải bàn cãi, nhưng những gì mà du lịch Quảng Ninh thể hiện cho đến thời điểm này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng.

Làm rõ vụ thầy giáo bị tố đuổi đánh 1 nữ sinh ở Thái Nguyên

NGUYỄN TÙNG - NGUYỄN HOÀN |

Theo tường trình của nạn nhân, vì cho rằng bị học sinh xúc phạm, một thầy giáo trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã đuổi theo và vung tay đánh liên tiếp vào đầu nữ sinh này.

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Đề thi Ngữ văn không sử dụng văn bản trong SGK: Hãy học bằng trái tim!

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc tỏ ra đồng tình với việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng văn bản trong sách giáo khoa từ năm 2023.

Các trường học không được bán SGK kèm sách bài tập, tham khảo

Tường Vân |

Đây là một trong những nội dung của chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành.