Phụ huynh khốn đốn vì vấn nạn “kinh doanh” đồng phục trong trường học

trà my |

Đồng phục trong trường học luôn là hình ảnh đẹp của mỗi học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng các bộ đồng phục hiện nay đang bị “loạn” giá, trở thành vấn nạn “kinh doanh” xảy ra tại các trường học.

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với “thời khoá biểu” đồng phục, nhiều bạn đọc đã bày tỏ quan điểm xoay quanh chuyện mặc đồng phục của học sinh hiện nay.

Để lại bình luận dưới bài viết, bạn đọc Nguyễn Hoàng bày tỏ: “Đồng ý với việc đồng phục mặc sẽ đẹp hơn, nhưng nhìn vào thực tế xem có phù hợp với kinh tế xã hội hay không. Liệu học sinh có thoải mái khi một tuần nhiều buổi mặc đồng phục không, riêng tôi thì không. Theo tôi, học sinh ở vùng quê, tỉnh lẻ, chỉ cần 1 buổi thứ 2 mặc đồng phục là đủ. Vì đầu tuần, tất cả đều họp chào cờ, lúc này mới cần đồng phục. Ngày thường mặc gọn gàng sạch sẽ là được”.

Cho rằng việc may đồng phục là phải thực hiện đúng quy định, phù hợp và phải dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, bạn đọc Quỳnh Bùi bức xúc: “Ai cũng đều nhận thấy tiền đồng phục rất đắt và tốn kém, nên giảm bớt số lượng đồng phục”.

Là phụ huynh có con năm nay vào lớp 10, chị Đỗ Yến Minh, Móng Cái (Quảng Ninh) phải chi một khoản cho đồng phục của con.

“Mới vào đầu năm học thôi mà tổng chi phí phải bỏ ra cho đồng phục gần 1,5 triệu đồng. Nhà trường thông báo các loại đồng phục phải thực hiện bao gồm: một áo dài tay mùa hè giá 160.000 đồng/chiếc; một áo ngắn tay mùa hè giá 150.000 đồng/chiếc, hai bộ thể dục với chi phí 320.000 đồng/bộ, hai áo đông giá 230.000 đồng/áo. Nếu phụ huynh có nhu cầu mua thêm thì sẽ đăng kí” – chị Minh kể.

Phụ huynh ở Thanh Hoá đau đầu vì “thời khoá biểu đồng phục“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phụ huynh ở Thanh Hoá đau đầu vì “thời khoá biểu đồng phục“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo chị Minh, chuyện đóng góp các khoản thu được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Không chỉ mỗi tiền đồng phục mà phụ huynh còn đau đầu vì những khoản phải nộp khác như: Học phí, học thêm, xã hội hóa, quỹ phụ huynh, tiền sách vở, dụng cụ học tập…

“Các khoản khác tôi không nói đến nhưng riêng đồng phục, tôi thấy giá rất cao. Với những gia đình chắt bóp cho con đi học thì rất khó xoay sở. Nếu so với việc tôi mua đồng phục bên ngoài thì giá sẽ mềm hơn. Tôi khảo sát ngoài thị trường thì giá của một chiếc áo thu đông chỉ dao động từ 180.000 – 200.000 đồng. Ngoài ra, việc nhà trường yêu cầu mặc nhiều đồng phục trong tuần cũng khiến nhiều người nghi ngại về việc liệu nhà trường có đang cố tình vẽ ra thêm nhiều loại để thu tiền phụ huynh hay không?” – phụ huynh thắc mắc.

Liên quan đến câu chuyện đồng phục học sinh, cô Nguyễn Thị Hương - giáo viên tại Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cho rằng việc mua đồng phục của phụ huynh phải dựa trên tinh thần tự nguyện.

"Đồng phục được đưa ra để thống nhất chung trang phục của các em khi tới trường. Theo tôi, chỉ nên cho học sinh mặc đồng phục 2 buổi/ tuần. Những ngày khác, các em có thể mặc trang phục tuỳ chọn nhưng phải trong khuôn khổ cho phép. Như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho phụ huynh đồng thời các em sẽ thoải mái, tự tin hơn với việc mặc đồng phục” – cô Hương chia sẻ.

trà my
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh quay cuồng với những khoản thu đầu năm học

Khánh Linh |

Chuyện học thêm, dạy thêm đầu năm chưa hết nóng, thì nay phụ huynh lại phải quay cuồng với những khoản thu lên đến cả triệu đồng.

Trường THPT Chu Văn An yêu cầu trả lại 4,5 triệu đồng thu sai quy định cho từng phụ huynh

Vân Trang |

Sau phản ánh về việc thu quỹ tới 4,5 triệu đồng/người, Ban Giám hiệu Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) đã yêu cầu trả lại tiền quỹ cho từng phụ huynh học sinh.

Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với "thời khoá biểu" đồng phục

NHÓM PV |

Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy khổ sở khi mới bắt đầu năm học mới đã phải quay cuồng với việc học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện" và hàng loạt các khoản thu "trên trời".

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 28.9: Có huy chương vàng, Việt Nam lên hạng 14

NHÓM PV |

Trong ngày 28.9, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn tại ASIAD 19 gồm Bắn súng, Bóng bàn, Boxing, Bóng đá nữ, Bơi, Thể dục dụng cụ, Golf, Cờ tướng, Thể thao điện tử, Taekwondo.

Thực trạng day dứt của người lao động rút BHXH 1 lần

LƯƠNG HẠNH |

Giai đoạn 2016-2022, cả nước có hơn 4,8 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi. Ngoài lý do cần một khoản tiền để trang trải cuộc sống, có vốn làm ăn, người lao động không nghĩ đến hưởng chế độ hưu trí và thiếu niềm tin vào hệ thống bảo hiểm xã hội.

Bộ Tài chính lên tiếng về tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Hào Hoa - Hoàng Trang |

Xung quanh việc nhà văn Nguyễn Văn Thọ và các văn nghệ sĩ được trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh từ tháng 5.2023 đến nay vẫn chưa nhận được tiền thưởng, phóng viên Lao Động đã liên lạc với đại diện Bộ Tài chính.

Dự báo thời gian kết thúc mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

MINH HÀ |

Ngày và đêm 28.9, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Dự báo mưa lớn ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài đến hết ngày mai (29.9).

Khoáng sản Bình Định nợ lương người lao động hơn 12 tỉ đồng

Thanh Giang |

Tính đến cuối tháng 6.2023, báo cáo tài chính của Khoáng sản Bình Định cho biết, đơn vị này đang nợ lương nhân viên hơn 12 tỉ đồng.

Phụ huynh quay cuồng với những khoản thu đầu năm học

Khánh Linh |

Chuyện học thêm, dạy thêm đầu năm chưa hết nóng, thì nay phụ huynh lại phải quay cuồng với những khoản thu lên đến cả triệu đồng.

Trường THPT Chu Văn An yêu cầu trả lại 4,5 triệu đồng thu sai quy định cho từng phụ huynh

Vân Trang |

Sau phản ánh về việc thu quỹ tới 4,5 triệu đồng/người, Ban Giám hiệu Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) đã yêu cầu trả lại tiền quỹ cho từng phụ huynh học sinh.

Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với "thời khoá biểu" đồng phục

NHÓM PV |

Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy khổ sở khi mới bắt đầu năm học mới đã phải quay cuồng với việc học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện" và hàng loạt các khoản thu "trên trời".