Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với "thời khoá biểu" đồng phục

NHÓM PV |

Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy khổ sở khi mới bắt đầu năm học mới đã phải quay cuồng với việc học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện" và hàng loạt các khoản thu "trên trời".

Sau loạt bài phản ánh tình trạng các trường học liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm trong trường học do Báo Lao Động thực hiện, rất nhiều phụ huynh, bạn đọc trên cả nước đã gửi và cung cấp các thông tin về tình trạng dạy thêm tràn lan ở địa phương mình.

Chưa hết bức xúc với việc nhà trường ngang nhiên xếp lịch dạy thêm chèn vào thời khoá biểu chính, phụ huynh lại đau đầu với các khoản thu đầu năm. Rất nhiều khoản thu "trên trời" được đưa ra, trở thành gánh nặng cho mỗi gia đình có con trong độ tuổi đến trường.

Nhiều tỉnh thành đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học. Trong đó, có yêu cầu đồng phục là vấn đề do thoả thuận của cha mẹ học sinh với đơn vị cung ứng. Nhà trường chỉ tham gia với vai trò đưa ra mẫu mã đồng phục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Các nhà trường phải đưa ra các mẫu đồng phục đơn giản, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của phụ huynh, tránh gây tốn kém, lãng phí.

Dù vậy, rất nhiều trường, dù nói là tự nguyện, nhưng là đưa ra "thời khoá biểu" đồng phục, khiến phụ huynh khó lòng từ chối đăng kí cho con.

Tuy có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, nhưng thầy T.H.V - giáo viên của một trường Trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - vẫn bức xúc khi nhận được thông báo quy định đồng phục của cậu con trai đang học lớp 1.

“Tôi cũng là giáo viên bậc THPT và trường cũng có quy định đồng phục đối với học sinh khi đến trường. Nhưng khi nhìn lại quy định đồng phục tại trường cấp 1 của con trai, tôi thấy rất căng thẳng khi chỉ một tuần thôi nhưng có đến ba loại trang phục” - thầy T.H.V cho biết.

Phụ huynh ở Thanh Hoá đau đầu vì “thời khoá biểu đồng phục“. Ảnh: NVCC
Phụ huynh ở Thanh Hoá đau đầu vì “thời khoá biểu đồng phục“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo thầy V, việc học sinh phải mặc quá nhiều đồng phục khi đến trường sẽ gây ra khó khăn đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, thậm chí còn khiến phụ huynh mất thêm thời gian để sắp xếp trang phục đến trường cho con.

Là phụ huynh có con học cấp 2 tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chị Nguyễn Thị Mai Hương tâm sự: “Công việc của tôi và chồng khá bận, hầu như lúc nào cũng đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà. Bây giờ, ngoài lo soạn sách, vở cho con thì còn phải lo xem thời khóa biểu trang phục theo từng ngày. Đúng là nhà trường làm khó phụ huynh đủ đường”.

Đồng tình với đa số các phụ huynh về vấn đề đồng phục hiện nay, anh Nguyễn Văn Lợi - phụ huynh tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) - mong muốn các nhà trường nên điều chỉnh lại việc mặc đồng phục của học sinh, tránh việc bày vẽ, gây tốn kém và khó khăn cho phụ huynh học sinh.

"Học sinh đến trường cũng chỉ nên có 2 bộ thay đổi. Trang phục giản dị, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhà trường cứ tạo ra nhiều quy định để phụ huynh tốn kém rất dễ khiến nhiều người tranh luận về vấn đề lạm thu" - anh Lợi nói.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Học thêm chèn vào lịch học chính, phụ huynh có dám không đăng kí?

Nhóm PV |

Nhiều trường học chèn lịch học thêm, dạy thêm vào giờ học chính, khiến phụ huynh rơi vào thế khó, buộc phải đăng kí cho con.

Phụ huynh, học sinh đăng kí học thêm theo kiểu "buộc phải tự nguyện"

Nhóm PV |

Rất nhiều phụ huynh, học sinh than phiền, họ phải đăng kí học thêm tại trường trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".

Học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục phổ thông mới làm phát sinh dạy thêm, học thêm?

Nhóm PV |

Hiện nay, tình trạng các trường đưa ra nhiều chương trình liên kết, chương trình học tăng cường, kỹ năng sống… đang diễn ra phổ biến. Học sinh tiểu học phải học thêm rất nhiều, khiến phụ huynh đặt ra câu hỏi, liệu có phải chương trình mới không đảm bảo kiến thức, khiến nhà trường phải đưa các đơn vị liên kết vào giảng dạy? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về vấn đề này.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 26.9: Hưng Nguyên, Quang Thuấn vào chung kết 400m hỗn hợp nam

NHÓM PV |

Trong ngày thi đấu chính thức thứ ba (26.9) của ASIAD 19, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ thi đấu ở 11 môn.

Nổ kho chứa nhiên liệu ở Nagorno-Karabakh, hơn 200 người thương vong

Thanh Hà |

Một vụ nổ lớn làm rung chuyển kho chứa nhiên liệu gần đường cao tốc ở Nagorno-Karabakh - khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia.

Không cần đòi công bằng cho Tuyển Olympic Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Nhiều ý kiến cho rằng, thể thức chọn đội đi tiếp thông qua vị trí thứ ba có kết quả tốt tại ASIAD 19 là không công bằng với một số đội bị loại sớm, trong đó có Olympic Việt Nam.

Giai đoạn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất ở trẻ cha mẹ nên lưu tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết thường bắt đầu đột ngột sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày và diễn biến theo 3 giai đoạn: sốt, nguy kịch và hồi phục. Đối với giai đoạn nguy kịch, cha mẹ cần lưu ý theo sát trẻ, khi có dấu hiệu bất thường phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Có cần đăng kiểm lại khi mua ôtô cũ, đã sang tên và có biển số mới?

Thế Kỷ |

Giấy tờ đăng kiểm còn hạn sử dụng nhưng không đúng với biển số xe hiện tại thì có bị xử phạt?

Học thêm chèn vào lịch học chính, phụ huynh có dám không đăng kí?

Nhóm PV |

Nhiều trường học chèn lịch học thêm, dạy thêm vào giờ học chính, khiến phụ huynh rơi vào thế khó, buộc phải đăng kí cho con.

Phụ huynh, học sinh đăng kí học thêm theo kiểu "buộc phải tự nguyện"

Nhóm PV |

Rất nhiều phụ huynh, học sinh than phiền, họ phải đăng kí học thêm tại trường trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".

Học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục phổ thông mới làm phát sinh dạy thêm, học thêm?

Nhóm PV |

Hiện nay, tình trạng các trường đưa ra nhiều chương trình liên kết, chương trình học tăng cường, kỹ năng sống… đang diễn ra phổ biến. Học sinh tiểu học phải học thêm rất nhiều, khiến phụ huynh đặt ra câu hỏi, liệu có phải chương trình mới không đảm bảo kiến thức, khiến nhà trường phải đưa các đơn vị liên kết vào giảng dạy? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về vấn đề này.