Nếu không đăng kí học thêm, phụ huynh sợ con bị "trù dập"

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh nói rằng, họ đăng kí học thêm cho con trên tinh thần "buộc phải tự nguyện" bởi sợ nếu không học, con sẽ bị thầy cô ghét bỏ, trù dập.

Khi được hỏi về việc dạy thêm, học thêm, chị Thu Hằng - phụ huynh học sinh tại Hà Nội - nói rằng, nhiều phụ huynh như chị không có nhu cầu nhưng vẫn đăng kí cho con.

"Các thầy cô luôn muốn con đi học thêm, học nữa. Không đi học, thầy cô bảo vì không học nên con kém thế. Phụ huynh rất ngại, không muốn cũng phải cố cho con học" - chị Thu Hằng nói.

Dạy thêm, học thêm từ lâu đã thành một "vấn nạn" hoành hành, làm khổ phụ huynh, học sinh. Hình thức dạy thêm vô cùng đa dạng, từ dạy thêm tại nhà, dạy tại các trung tâm hay thậm chí là học thêm ngay tại trường.

Tuỳ từng chương trình học, số lượng tiết học mà học phí dao động từ vài trăm đến hàng triệu đồng/tháng. Bên cạnh vấn đề tài chính, điều khiến phụ huynh bức xúc là những tiết học họ bỏ tiền cho con tham gia không hề hiệu quả.

"Tôi không muốn con đăng kí học thêm tại trường nhưng vì cô giáo tư vấn quá nhiều, ngại cô, sợ con bị "trù dập" nên tôi đành chấp nhận đăng kí cho con" - chị Vũ Phương Nhung (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) nói.

Thẳng thắn chia sẻ về việc không đi học thêm bị cô giáo trù dập, cô Lê Thị Hằng, giáo viên một trường THCS ở Thanh Hoá cho biết, những lo ngại của phụ huynh là hoàn toàn có căn cứ. Không ít giáo viên có hành động chưa chuẩn mực với những học sinh không đăng kí học thêm.

Cô Hằng không tổ chức dạy thêm ở nhà và hoàn toàn có thể tự kèm con học, nhưng con cô vẫn phải "chạy sô" đến các lớp học thêm do giáo viên trên lớp tổ chức.

"Nếu để nói có bằng chứng rõ ràng về việc thầy cô trù dập học sinh thì không có, nhưng có rất nhiều cách để "doạ" học sinh. Chẳng hạn với môn Văn, những học sinh không đi học thêm, điểm có thể thấp hơn - điều này phụ huynh, học sinh không thể bắt bẻ. Hay như môn Toán, có thể đáp án đúng, nhưng học sinh vẫn bị trừ điểm ở cách trình bày, lời giải..." - cô Hằng phân tích.

PGS.TS Trần Mạnh Hà - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hiện nay, tại nhiều nơi, học sinh buộc phải đi học thêm và người đi dạy thêm được lợi nhuận từ việc này.

"Việc dạy thêm, học thêm hiện nay, bên cạnh những yếu tố chúng ta cho rằng phù hợp thì còn rất nhiều câu chuyện cần nói. Trong đó, việc dạy thêm học thêm là phương tiện để tăng thu nhập cho nhà giáo. Điều này đi ngược với chủ trương, chính sách, mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay" - ông Hà cho biết.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh thành đã ban hành văn bản yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.

Sau loạt bài phản ánh tình trạng các trường học liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm trong trường học do Báo Lao Động thực hiện, rất nhiều phụ huynh, bạn đọc trên cả nước đã gửi và cung cấp các thông tin về tình trạng dạy thêm tràn lan ở địa phương mình.

Hà Nội là địa phương có rất nhiều trường học bị "tố" ép phụ huynh đăng kí học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện". Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa hề có bất kỳ động thái nào. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bức xúc và đồng loạt kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần vào cuộc, có chỉ đạo rà soát hoạt động dạy tăng cường, dạy thêm của các trường trên toàn quốc.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với "thời khoá biểu" đồng phục

NHÓM PV |

Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy khổ sở khi mới bắt đầu năm học mới đã phải quay cuồng với việc học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện" và hàng loạt các khoản thu "trên trời".

Học thêm chèn vào lịch học chính, phụ huynh có dám không đăng kí?

Nhóm PV |

Nhiều trường học chèn lịch học thêm, dạy thêm vào giờ học chính, khiến phụ huynh rơi vào thế khó, buộc phải đăng kí cho con.

Phụ huynh, học sinh đăng kí học thêm theo kiểu "buộc phải tự nguyện"

Nhóm PV |

Rất nhiều phụ huynh, học sinh than phiền, họ phải đăng kí học thêm tại trường trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".

Diễn biến trái chiều giữa tiền vào và tiền ra của các ngân hàng

Minh Ánh |

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của người dân vẫn có xu hướng tăng, trong khi tín dụng lại tăng chậm hơn so với kế hoạch. Vậy tiền gửi ngân hàng đang chảy đi đâu?

Nạn liên kết dạy thêm hoành hành trong trường học, phụ huynh khốn đốn vì phí chồng phí

Nhóm PV |

Việc các cơ sở giáo dục liên kết với doanh nghiệp dạy thêm cho học sinh, rồi ăn chia hoa hồng được ví như chiếc "vòi bạch tuộc", bám sâu vào trường học. Việc này gây bức xúc xã hội, tạo phiền hà và tốn kém cho phụ huynh, học sinh.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn. Trường hợp cấp dưới vi phạm, cấp trên phải chịu trách nhiệm liên đới.

Thiếu trầm trọng nhà ở an toàn dành cho công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu của công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp nên họ phải tìm thuê hoặc mua những căn hộ không đảm bảo điều kiện an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng an toàn của bản thân, gia đình và xã hội.

Mức giá ngất ngưởng để có quyền sở hữu ôtô ở Singapore

Song Minh |

Mức giá để có giấy chứng nhận quyền sở hữu ôtô ở Singapore dao động từ 77.000 đến 102.000 USD, gấp đôi thu nhập trung bình cả năm của người dân nước này.

Chưa hết nạn học thêm, phụ huynh lại đau đầu với "thời khoá biểu" đồng phục

NHÓM PV |

Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy khổ sở khi mới bắt đầu năm học mới đã phải quay cuồng với việc học thêm kiểu "buộc phải tự nguyện" và hàng loạt các khoản thu "trên trời".

Học thêm chèn vào lịch học chính, phụ huynh có dám không đăng kí?

Nhóm PV |

Nhiều trường học chèn lịch học thêm, dạy thêm vào giờ học chính, khiến phụ huynh rơi vào thế khó, buộc phải đăng kí cho con.

Phụ huynh, học sinh đăng kí học thêm theo kiểu "buộc phải tự nguyện"

Nhóm PV |

Rất nhiều phụ huynh, học sinh than phiền, họ phải đăng kí học thêm tại trường trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".