Nhiều địa phương đang chậm trễ trong việc chọn SGK lớp 2, lớp 6

Đặng Chung |

Theo quy định tại thông tư 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong trường phổ thông, UBND các tỉnh, thành phải tiến hành các bước chọn sách và hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Lao Động, hiện nhiều địa phương thực hiện việc này rất chậm so với kế hoạch.

Bài học ở năm học trước, khi dư luận phản ánh về việc SGK lớp 1 có nhiều “sạn”, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian tập huấn giáo viên và thực nghiệm dạy theo SGK mới quá ngắn. Vì vậy, khi đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường đã bộc lộ những bất cập như sách bị phản ánh có nhiều kiến thức khó, quá tải với học sinh lớp 1; có nhiều “sạn”...

Rút kinh nghiệm từ điều này, với lớp 2 và lớp 6, Bộ GDĐT yêu cầu việc chọn SGK phải thực hiện xong trước ngày 5.4, để đảm bảo giáo viên sẽ có 5 tháng được tập huấn, làm quen với SGK mới.

Tuy nhiên, tiến độ này đang bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ của các địa phương trong khâu chọn sách.

Theo ghi nhận của Lao Động, hiện đã gần hết tháng 4, mới có khoảng 30 tỉnh, thành báo cáo kết quả chọn sách về Bộ GDĐT. Nhiều tỉnh còn chưa thành lập được hội đồng lựa chọn sách cấp tỉnh.

Lý do của việc chậm trễ này được các địa phương lý giải vì ảnh hưởng của dịch COVID-19; giáo viên phải đọc nhiều bản mẫu qua mạng trong khi vẫn phải thực hiện kế hoạch giảng dạy hàng ngày, tập huấn chương trình GDPT mới, nên việc nộp bản nhận xét, đề xuất chọn sách còn chậm.

Ngoài ra, nhiều địa phương có sự xáo trộn về nhân sự từ lãnh đạo Sở GDĐT, cho đến lãnh đạo tỉnh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ chọn SGK.

Giáo viên đều mong muốn được tăng thời gian tập huấn, hướng dẫn sử dụng SGK mới.

Việc chậm công bố so với thời hạn mà Bộ GDĐT quy định đang khiến phụ huynh, giáo viên, cơ sở giáo dục thiếu thông tin. Các đơn vị xuất bản, biên soạn sách cũng rơi vào thế bị động trong việc in ấn, phát hành.

Quan trọng hơn, việc chọn sách không theo đúng tiến độ sẽ rút ngắn thời gian tập huấn sử dụng SGK cho giáo viên - một khâu không thể xem nhẹ để đảm bảo dạy và học theo chương trình, SGK mới thành công.

Theo giáo viên, việc tập huấn càng cụ thể trên SGK thì giáo viên càng dễ tiếp nhận và truyền tải tốt nhất trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì thế, thầy cô mong muốn dạy bộ SGK nào thì tập huấn theo bộ sách đó. Nếu tập huấn mà không dựa trên SGK cụ thể thì giáo viên vẫn khó tiếp nhận, hình dung.

Ngoài ra, đơn vị biên soạn, xuất bản không thể cùng lúc dàn trải tập huấn mấy chục tỉnh, mà phải có kế hoạch rất cụ thể, phối hợp với từng địa phương, từng cơ sở giáo dục.

Hơn nữa, các tác giả SGK đều mong muốn ngoài tập huấn online thì có thể tập huấn trực tiếp cho giáo viên, để có những trao đổi trực diện, giải đáp ngay lập tức những băn khoăn, thắc mắc của thầy cô, đồng thời kịp điều chỉnh những chi tiết chưa phù hợp trước khi đưa SGK vào giảng dạy chính thức.

Tuy nhiên, hiện nhiều kế hoạch đều bị chậm lại, bởi đang phải cố chờ các địa phương chọn xong SGK.

Tại Thanh Hóa, theo lãnh đạo Sở GDĐT, hiện tỉnh vẫn đang tiến hành các bước chọn SGK. Dự kiến trong tuần tới các hội đồng chọn SGK cấp tỉnh sẽ họp, thảo luận về việc chọn sách, cố gắng để có thể công bố danh mục SGK mới đến giáo viên và nhân dân trong tháng 4.

Tại Thái Bình, đến thời điểm này, hội đồng lựa chọn sách cấp tỉnh vẫn chưa được thành lập. Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh này, hiện Sở đã đề xuất danh sách hội đồng và trình UBND tỉnh. UBND tỉnh sẽ ban hành quyết định thành lập các hội đồng chọn sách vào tuần tới.

Với tiến độ này, nhiều khả năng đến đầu tháng 5, Thái Bình mới hoàn thành được việc chọn SGK và công bố danh mục đến giáo viên, phụ huynh

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chỉ chọn 1 SGK tiếng Việt cho học sinh lớp 2 toàn thành phố

Bích Hà |

Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 trên toàn thành phố Hà Nội sẽ học sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Phụ huynh đứng ngồi không yên vì Hà Nội dừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6

Bích Hà - Thiều Trang |

"Lo sốt vó", "Mất ăn mất ngủ", "Ngồi trên đống lửa" là những cụm từ chỉ trạng thái của phụ huynh Hà Nội khi nghe thông tin từ năm học 2021-2022 sẽ dừng tuyển sinh hệ song bằng vào lớp 6.

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội chỉ chọn 1 SGK tiếng Việt cho học sinh lớp 2 toàn thành phố

Bích Hà |

Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 trên toàn thành phố Hà Nội sẽ học sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Phụ huynh đứng ngồi không yên vì Hà Nội dừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6

Bích Hà - Thiều Trang |

"Lo sốt vó", "Mất ăn mất ngủ", "Ngồi trên đống lửa" là những cụm từ chỉ trạng thái của phụ huynh Hà Nội khi nghe thông tin từ năm học 2021-2022 sẽ dừng tuyển sinh hệ song bằng vào lớp 6.

Tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh

Đặng Chung |

Trải qua một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận mới đã dần qua. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên; điểm mới, ưu việt của chương trình, những trái ngọt đầu tiên đã được thu về.