Ngày 20.11 và mong mỏi của nhà giáo

Tường Vân |

Nghề giáo là nghề cao quý và luôn mang nhiều trọng trách. Kỳ vọng của xã hội với nghề giáo rất lớn, bởi vậy áp lực đặt lên vai nhà giáo càng nặng nề.

Yêu nghề, nghề sẽ yêu

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 là dịp để hàng triệu học sinh trên cả nước bày tỏ sự tri ân tới các thầy cô giáo. Với cô Lương Thị Loan - giáo viên Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội, niềm vui ngày 20.11 còn đặc biệt hơn cả khi biết bao thế hệ học trò cũ vẫn nhớ về cô, nhớ về mái trường năm xưa.

"18 năm gắn bó trong nghề, cứ mỗi ngày 20.11, trong lòng tôi lại cảm thấy hồi hộp, xúc động. Tôi càng xúc động hơn khi được gặp lại học sinh cũ, được nhìn thấy sự trưởng thành, chững chạc của các con.

Tôi tự hào vì đã chọn nghề giáo và chắc chắn sẽ yêu nghề, luôn giữ năng lượng tích cực này để dìu dắt những thế hệ học sinh tiếp theo" - cô Loan xúc động nói.

Cô Lo
Cô Lương Thị Loan - giáo viên Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng học trò cũ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Ảnh: Vân Hà

Dõi theo những tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng ngày 20.11 của học trò, nhận những bó hoa tươi thắm, những bức tranh, bưu thiếp do học trò tự tay vẽ nên, thầy Lưu Văn Thông - Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội vô cùng tự hào khi đã lựa chọn, theo đuổi nghề được mệnh danh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý".

Những bức tranh do học sinh Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội thực hiện để tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Ảnh: Tường Vân
Những bức tranh do học sinh Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội thực hiện để tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Ảnh: Tường Vân

"Với dân tộc Việt Nam, người thầy luôn chiếm giữ vị trí quan trọng. Truyền thống đấy vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Chúng tôi luôn tự hào được làm nghề giáo. Trong không khí ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 cảm nhận được sự tôn vinh của toàn xã hội, phụ huynh và học sinh. Nhờ vậy, tôi càng tâm đắc với nghề, yêu nghề dù còn rất nhiều khó khăn trên con đường phía trước" - thầy Thông tâm sự.

Mong ước “được sống bằng lương”

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học, tình yêu với nghề giáo đã len lỏi trong tâm trí của cô Nguyễn Thị Ngọc - giáo viên Trường Tiểu học Hồng Kỳ (Sóc Sơn, Hà Nội) từ thuở còn bé thơ. Gắn bó với nghề đã hơn 36 năm nay, dù phải làm thêm nghề "tay trái" để trang trải cuộc sống nhưng tình yêu nghề chưa bao giờ dập tắt trong cô.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 năm nay thật đặc biệt với cô Ngọc bởi sau 36 năm tận tụy, cống hiến với nghề, cô đã đến tuổi nghỉ hưu và tự hào vì mình đã luôn toàn tâm, toàn ý với nghề.

“Nghề giáo là nghề cao quý và tôi tự hào về điều đó. Mong ước lớn nhất của tôi là Nhà nước sớm ban hành thêm các chính sách đãi ngộ để các thầy, cô không còn đau đáu về việc lương không đủ sống. Giáo viên sẽ toàn tâm toàn ý chăm lo chuyên môn, hết lòng với học sinh vì không còn vướng bận chuyện làm thêm hay cơm, áo, gạo, tiền” - cô Ngọc nói.

Là một nhà quản lý giáo dục, hơn ai hết, thầy Lưu Văn Thông - Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng thấu hiểu những áp lực, khó khăn mà bản thân và đồng nghiệp đang phải đối mặt. 

Theo thầy Thông, áp lực luôn hiện hữu, nhưng mỗi nhà giáo đều luôn tìm thấy động lực, niềm vui khi được đồng hành, dõi theo quá trình học trò khôn lớn, trưởng thành.

"Tôi đã theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng và được biết Bộ Trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra nhiều đề xuất với Chính phủ về những chính sách ưu đãi đối với nghề giáo.

Hy vọng thời gian tới,  những chính sách đó sẽ được thông qua để cuộc sống của giáo viên có thêm động lực yêu nghề, gắn bó với nghề lâu hơn nữa" - thầy Thông bày tỏ nguyện vọng.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Chuyện nghề giáo: Học sinh là sợi dây níu chặt tôi với nghề

Cô Mai Thị Ánh Nguyệt, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Ba Đình, Hà Nội |

Gần 20 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, đã có rất nhiều lần tôi thấy mình chênh vênh trước sự chọn lựa tiếp tục con đường dạy học này hay dừng lại và rẽ sang ngả khác. Chính lúc tôi băn khoăn và do dự nhất thì học sinh lại là sợi dây níu chặt tôi với nghề.

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Ngày Hiến chương nhà giáo 20.11: Hạnh phúc là trò thành đạt vẫn nhớ thầy cô

Tường Vân - Minh Hà |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của người thầy cũng được xã hội trân trọng. Thế nhưng trên thực tế, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn, áp lực. Áp lực đến từ việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, áp lực từ sự đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi để thích ứng. Áp lực còn đến từ phụ huynh và toàn xã hội. Dù khó khăn, vất vả, mỗi nhà giáo đều mang trong mình niềm tự hào, niềm tin yêu với con đường đã lựa chọn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chuyện nghề giáo: Học sinh là sợi dây níu chặt tôi với nghề

Cô Mai Thị Ánh Nguyệt, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Ba Đình, Hà Nội |

Gần 20 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, đã có rất nhiều lần tôi thấy mình chênh vênh trước sự chọn lựa tiếp tục con đường dạy học này hay dừng lại và rẽ sang ngả khác. Chính lúc tôi băn khoăn và do dự nhất thì học sinh lại là sợi dây níu chặt tôi với nghề.

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Ngày Hiến chương nhà giáo 20.11: Hạnh phúc là trò thành đạt vẫn nhớ thầy cô

Tường Vân - Minh Hà |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của người thầy cũng được xã hội trân trọng. Thế nhưng trên thực tế, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn, áp lực. Áp lực đến từ việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, áp lực từ sự đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi để thích ứng. Áp lực còn đến từ phụ huynh và toàn xã hội. Dù khó khăn, vất vả, mỗi nhà giáo đều mang trong mình niềm tự hào, niềm tin yêu với con đường đã lựa chọn.