Chuyện nghề giáo: Học sinh là sợi dây níu chặt tôi với nghề

Cô Mai Thị Ánh Nguyệt, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Ba Đình, Hà Nội |

Gần 20 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, đã có rất nhiều lần tôi thấy mình chênh vênh trước sự chọn lựa tiếp tục con đường dạy học này hay dừng lại và rẽ sang ngả khác. Chính lúc tôi băn khoăn và do dự nhất thì học sinh lại là sợi dây níu chặt tôi với nghề.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo, giữa những năm tháng đất nước vô cùng khó khăn, tôi thấu hiểu cuộc sống của gia đình mà bố mẹ đều là giáo viên. Thuở ấy, tôi chỉ muốn sau này lớn lên sẽ trở thành nhân viên ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, cán bộ cục thuế… hay một ngành nghề khác không phải giáo viên.

Vỡi cô Ánh Nguyệt, niềm vui mỗi ngày là được lên lớp, được gặp gỡ các em học sinh thân yêu. Ảnh: NVCC
Với cô Ánh Nguyệt, niềm vui mỗi ngày là được lên lớp, được gặp gỡ các em học sinh thân yêu. Ảnh: NVCC

Nhưng chính những bữa cơm rôm rả câu chuyện thầy trò, những buổi tối bố mẹ miệt mài bên trang giáo án và đặc biệt, những dịp được theo bố mẹ đến cơ quan, không biết từ lúc nào, tôi đã yêu góc sân trường đầy nắng, dưới vòm cây các cô cậu học sinh đang học bài, yêu bục giảng nơi các thầy cô say sưa giảng bài, yêu ánh mắt hồn nhiên, yêu nụ cười giòn tan, yêu tiếng trống trường rộn rã… Và thế là tôi đến với nghề giáo một cách rất tự nhiên.

Gần 20 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, đã có rất nhiều lần tôi thấy mình chênh vênh trước sự chọn lựa tiếp tục con đường dạy học này hay dừng lại và rẽ sang ngả khác.

Bởi áp lực công việc đến từ hồ sơ, sổ sách, giáo án; từ phụ huynh, học sinh và cũng từ đồng lương còn eo hẹp mà cuộc sống thì đầy những bộn bề lo toan.

 
Cô Ánh Nguyệt (áo hồng) chụp ảnh lưu niệm cùng học trò. Ảnh: NVCC

Năm 2019, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến tất cả các trường học phải đóng cửa, thầy trò khắp mọi nơi phải dừng đến trường. Người giáo viên chúng tôi đứng trước thách thức to lớn để học sinh dừng đến trường nhưng không dừng học.

Trăn trở nghĩ suy và lòng yêu nghề đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn và nhanh chóng thích ứng với việc dạy học trực tuyến.

Còn tôi, cả ngày tôi loay hoay cùng máy tính để soạn bài, mệt mỏi do sốt cao vì nhiễm COVID hay những lúc chán nản bất lực vì mạng yếu không thể kết nối với học sinh...

Đại dịch kéo dài đã khiến rất nhiều trường học phải đóng cửa, nhiều đồng nghiệp của tôi phải bỏ nghề và rời xa bục giảng mãi mãi. Chính lúc tôi băn khoăn và do dự nhất thì học sinh lại là sợi dây níu chặt tôi với nghề.

Những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ, ham hiểu biết đó đang chờ tôi trong lớp học, đợi nghe tôi giảng bài. Chúng không đơn thuần là những học sinh tôi đã và đang dạy, mà chúng thực sự là con, là cháu, là em và đôi khi còn là người bạn “bé nhỏ dễ thương” của tôi.

Chúng cho tôi cả niềm vui, sự hãnh diện lẫn những nỗi lo lắng, trăn trở, muộn phiền. Chúng đem đến cho tôi niềm say mê nghề nghiệp, chúng thắp lửa cho những bài học khô khan, chúng là động lực để tôi xứng đáng hơn với “nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí”.

Và đặc biệt nhờ chúng, tôi trở thành cô giáo “xì tin”, trở thành người chị “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, trở thành người cha, người mẹ cùng chúng định hướng con đường tương lai. Thật tuyệt vời. Nghề giáo đã cho tôi biết bao trải nghiệm thú vị.

Cô Ánh Nguyệt được học trò đặt cho biệt danh hóm hỉnh: cô giáo “xì tin”. Ảnh: NVCC
Cô Ánh Nguyệt được học trò đặt cho biệt danh hóm hỉnh: Cô giáo “xì tin”. Ảnh: NVCC

Ngày hôm nay, tuy con đường phía trước đã rộng mở nhưng với người giáo viên vẫn còn rất nhiều khó khăn thử thách. Trong công cuộc đổi mới, tôi mong mỗi một người giáo viên như một ngọn nến, cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho học trò, đưa chúng đến bến bờ hạnh phúc.

Cô Mai Thị Ánh Nguyệt, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Ba Đình, Hà Nội
TIN LIÊN QUAN

Từ chối nhận quà ngày 20.11, giáo viên kêu gọi ủng hộ cho học sinh nghèo

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trong ngày 20.11, nhiều trường học ở Đắk Nông kêu gọi học sinh, phụ huynh không tặng quà cho giáo viên mà để dành số tiền đó để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt lên hoàn cảnh.

Cô giáo cảm hóa học trò bằng chuyện cây xương rồng không gai

Phan Liên |

Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang, Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long đã cảm hóa học sinh của mình bằng tình yêu thương và câu chuyện cây xương rồng không gai.

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Từ chối nhận quà ngày 20.11, giáo viên kêu gọi ủng hộ cho học sinh nghèo

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trong ngày 20.11, nhiều trường học ở Đắk Nông kêu gọi học sinh, phụ huynh không tặng quà cho giáo viên mà để dành số tiền đó để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt lên hoàn cảnh.

Cô giáo cảm hóa học trò bằng chuyện cây xương rồng không gai

Phan Liên |

Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang, Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long đã cảm hóa học sinh của mình bằng tình yêu thương và câu chuyện cây xương rồng không gai.

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.