Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.

Sau khi bị dư luận, đặc biệt là các chuyên gia, nhà nghiên cứu chỉ trích gay gắt về đề xuất đưa "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa, ông Nguyễn Sóng Hiền giải thích, ông không phủ nhận giá trị nghệ thuật của “Chí Phèo”. Ông cho biết, “xét ở góc độ giáo dục thì tác phẩm “Chí Phèo” rất nhiều khả năng tác động tiêu cực tới tâm lý của các em học sinh lớp 11, giai đoạn mà sự phát triển về tâm sinh lý khá phức tạp”.

Cái nguy cơ mà ông Sóng Hiền đề cập là “rất nhiều khả năng”, dựa trên suy đoán của cá nhân ông, chứ không dựa trên nghiên cứu, khảo sát, cơ sở thực tiễn nào cả.

Điều đó càng rõ hơn khi ông tiết lộ trên báo chí: “Tôi rất tiếc vì không ở Việt Nam, nếu không, trước khi đưa ra đề xuất, tôi sẽ làm một cuộc thăm dò ý kiến đối với học sinh lớp 11, 12, đã và đang học tác phẩm Chí Phèo để xem tác động của tác phẩm này đối với các em như thế nào?”.

Ông Sóng Hiền phàn nàn các ý kiến phản biện đã bỏ quên đối tượng học sinh, mà theo ông, các em “số còn lại rất đông là “ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, ông cũng không chỉ ra được số đông đó là bao nhiêu em, bao nhiêu phần trăm?

Như vậy, mặc dù là một nghiên cứu sinh, nhưng khi đưa ra một đề xuất táo bạo, có tác động rất lớn đối với xã hội, ông Nguyễn Sóng Hiền không có các nghiên cứu, khảo sát, số liệu, cơ sở thực tiễn để làm căn cứ. Ông không chứng minh được sự cần thiết, đúng đắn trong đề xuất của mình.  

Vị tiến sĩ (công tác tại một trường ĐH ở Hà Nội) lên tiếng bảo vệ ông Nguyễn Sóng Hiền, cũng không dựa trên một nghiên cứu, khảo sát, thực tế nào cả. Tất cả đều dựa vào kinh nghiệm, suy đoán. Đặc biệt, khi nói về tâm lý tiếp nhận của học sinh, vị tiến sĩ này đã “tưởng tượng” mình là học sinh để phát biểu, hình dung ra các nguy cơ.

Sau khi dẫn giải khá dài về mặt lý thuyết và suy đoán, vị tiến sĩ này cho rằng, “dạy Chí Phèo ở đại học là một lựa chọn chuẩn xác”, để người học không còn bị “ám ảnh”. Tuy nhiên, vị này cũng không chứng minh được, các em đã bị ám ảnh ra sao.  

Theo sự phân công lao động xã hội, nhiệm vụ của các nghiên cứu sinh, tiến sĩ, nhà khoa học… là nghiên cứu. Người dân chờ đợi các công trình, đề án, đề xuất của các tiến sĩ, nhà khoa học… xuất phát từ hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, có số liệu cụ thể, có căn cứ vững chắc.

Người dân không cần những đề xuất, ý tưởng thiếu căn cứ, dựa trên lý thuyết suông.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Con gái nhà văn Nam Cao: Tôi buồn khi người ta tranh cãi về Chí Phèo

Kỳ Trinh |

Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”... đã có những trải lòng trước ý kiến loại Chí Phèo khỏi sách Ngữ văn 11.

"Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

HẢI ĐĂNG |

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Con gái nhà văn Nam Cao: Tôi buồn khi người ta tranh cãi về Chí Phèo

Kỳ Trinh |

Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”... đã có những trải lòng trước ý kiến loại Chí Phèo khỏi sách Ngữ văn 11.

"Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

HẢI ĐĂNG |

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.