Dạy thêm được xem như ngành công nghiệp nở rộ ở một số quốc gia

TRÀ MY |

Việc dạy thêm ở một số nước trên thế giới diễn ra rất phổ biến, trở thành một phần mật thiết của hệ thống giáo dục của quốc gia đó.

Tính đến năm 2020, ở Hàn Quốc có hơn 73.000 cơ sở dạy thêm và khoảng một nửa trong số đó ở Seoul.

Khi đến Daechi-dong, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội Hàn Quốc. Quận này ở phía đông nam Seoul - nơi có hàng trăm trường tư thục.

Là phụ huynh có con học tiểu học và THCS tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc), chị Đặng Thị Ái cho biết, ở Hàn Quốc, học thêm được xem như ngành công nghiệp rất phát triển.

"Học sinh Hàn Quốc thường dành tới 14 giờ mỗi ngày cho việc học ở trường, tới cơ sở luyện thi và các cơ sở giáo dục bên ngoài. Dạy thêm ở Hàn được ví như ngành công nghiệp không khói khi các bậc phụ huynh không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền khủng để đầu tư cho con học" - chị Ái cho biết.

Trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc đã cố gắng điều chỉnh lĩnh vực dạy thêm vì lợi nhuận, với những thành công khác nhau. Số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy gần 3/4 học sinh tới các lớp học tư trong năm 2019.

Tương tự như Hàn Quốc, việc dạy thêm ở Nhật Bản diễn ra rất phổ biến. Trung bình một ngày, học sinh học tại trường kéo dài 6-8 giờ nên các em phải tích cực học thêm vào thời gian rảnh.

Giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản bao gồm bậc tiểu học và trung học, kéo dài trong 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9). Trẻ em bắt đầu đi học tiểu học lúc 6 tuổi và trong 6 năm, sau đó tiếp tục học trung học cơ sở ba năm. Sau khi vào cấp một, học sinh Nhật Bản sẽ tham gia những khóa học bổ túc, học tăng cường nhằm chuẩn bị kiến thức tốt nhất để vào trường cấp hai chất lượng, sau đó là trường cấp ba danh giá.

Áp lực học tập thường bắt đầu xuất hiện ở học sinh cuối cấp trung học cơ sở muốn đạt kết quả tốt trong kỳ thi vượt cấp và học sinh trung học phổ thông với nhu cầu thi đỗ trường đại học quốc lập. Vì kỳ thi trung học và vào đại học rất khó, phần lớn học sinh phải chuẩn bị bằng cách đến các trung tâm luyện thi rèn rũa.

Theo nghiên cứu của hãng khảo sát thị trường Global Industry Analysts, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... là những nơi có tình trạng dạy thêm phổ biến nhất ở châu Á. Global Industry Analysts cho biết, ngành dạy thêm trên thế giới đạt doanh thu 196.3 tỉ USD vào 2020, trong đó phần lớn đến từ châu Á.

TRÀ MY
TIN LIÊN QUAN

Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

3 quy định giáo viên cần nắm rõ về dạy thêm, học thêm

TRÀ MY |

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh, các lớp dạy thêm mở ra ngày càng nhiều. Dưới đây là những quy định về dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý.

Những phụ huynh sẵn lòng dành phần nhiều thu nhập cho con học thêm

Trà My |

Nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra cả chục triệu đồng mỗi tháng để cho con học thêm với hi vọng con đạt kết quả và không bị thua kém bạn bè.

Rút BHXH một lần tăng cao, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai thấy đau lòng

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai bày tỏ rằng, cảm thấy rất đau lòng khi tình trạng người lao động rút BHXH một lần tăng cao. Ngành đã truyền thông rất mạnh nhưng thực tế là ăn chưa no làm sao lo đến ngày mai.

Cần quy định rõ về chế độ lương đối với nhà giáo, người lao động

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo TS Lương Thị Việt Hà - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) ngành Giáo dục mong muốn Ban chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có thêm nhiều cơ chế chính sách để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Công đoàn Việt Nam là điểm tựa của người lao động trong khó khăn

Quế Chi - Tô Thế |

Chiều 1.12, trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã tiếp ông Ruben Torres - Tổng Thư ký Hội đồng Công đoàn Asean (ATUC).

Mong có chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động người dân tộc

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho |

Chúng tôi tha thiết mong Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp ngành hữu quan xây dựng chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động

DIỆU ANH |

Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ), đặc biệt là các phong trào thi đua chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, tổ chức Công đoàn và tỉnh Ninh Bình được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống đối với đoàn viên, CNLĐ.

Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

3 quy định giáo viên cần nắm rõ về dạy thêm, học thêm

TRÀ MY |

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh, các lớp dạy thêm mở ra ngày càng nhiều. Dưới đây là những quy định về dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý.

Những phụ huynh sẵn lòng dành phần nhiều thu nhập cho con học thêm

Trà My |

Nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra cả chục triệu đồng mỗi tháng để cho con học thêm với hi vọng con đạt kết quả và không bị thua kém bạn bè.